ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau là một vấn đề phổ biến gặp ở các bệnh nhân 1. Mặc dù nhân viên y tế có sự tiến bộ về mặt nhận thức về việc sử dụng và không sử dụng thuốc cũng như nguyên nhân gây ra đau, thì bệnh nhân (BN) vẫn phải chịu đựng về đau 2,3. Việc kiểm soát được đau rất quan trọng với điều dưỡng bởi vì kiểm soát không hiệu quả sẽ dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của BN như khó tập trung, thiếu năng lượng sống, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày, gây căng thẳng, mất ngủ và dẫn đến trầm cảm 4,5. Điều đó làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng số lần nhập viện, tốn kém và không hài lòng với chất lượng chăm sóc 6.

Tại Ethiopia, khoảng 40 - 100% BN sau phẫu thuật trải qua những cơn đau từ vừa đến rất đau 6. Tại Đức, khoảng 63% BN thuộc nhóm người cao tuổi trải qua cơn đau từ mức độ vừa đến rất đau 7. Tại Việt Nam, 87% BN bị các cơn đau ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, 24,1% BN bị cơn đau cấp tính và 62,43% bị các cơn đau mạn tính 8.

Điều dưỡng (ĐD) đóng vai trò lớn nhất trong hệ thống y tế về chăm sóc và kiểm soát đau. ĐD sẽ nhận định mức độ đau, quản lý và sử dụng thuốc, theo dõi các biến chứng 9,10. Quản lý đau (QLĐ) một cách có hiệu quả có thể làm giảm các biến chứng, cải thiện sự hài lòng và giúp xuất viện sớm 11. Tuy nhiên có rất nhiều rào cản như ĐD thiếu kiến thức và thái độ tích cực về thực hiện QLĐ hiệu quả 4. Tại Na Uy, 50% ĐD thiếu năng lực về nhận định và QLĐ 12. Tại Ethiopia, 36,6 % ĐD có đủ năng lực lâm sàng QLĐ 13.

Các yếu tố liên quan đến năng lực lâm sàng QLĐ đã được báo cáo như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, đã được đào tạo về đau có liên quan đến năng lực QLĐ của nhân viên y tế 14. Tại Bangladesh, 73% ĐD chưa được tập huấn về QLĐ 15. Tại Mỹ, khoảng 27% bệnh viện là áp dụng hướng dẫn QLĐ tại giường bệnh 16. Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế đã tham gia vào hiệp hội QLĐ quốc tế và quyết định tăng cường năng lực QLĐ trong chăm sóc giảm nhẹ 17. Do đó rất cần thiết tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lâm sàng QLĐ. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đánh giá năng lực lâm sàng QLĐ và các yếu tố dự đoán của ĐD tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này chúng tôi tiến hành với 2 mục tiêu sau: (1) Đánh giá năng lực lâm sàng QLĐ của ĐD tại bệnh viên trung ương Thái Nguyên 2021; (2) Tìm hiểu các yếu tố dự đoán đến năng lực QLĐ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là ĐD/ nữ hộ sinh tại các khoa lâm sàng và trung tâm (hệ Nội, hệ Ngoại, Trung tâm nhi, sản, ung bướu, đột quỵ và các chuyên khoa lẻ) của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tiêu chuẩn chọn: (1) ĐD và nữ hộ sinh đã và đang trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân, (2) Tự nguyện tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loai trừ: Hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, học viên, học việc và không tự nguyện tham gia

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2021.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Điều tra viên đến tất cả các khoa lâm sàng và trung tâm vào buổi giao ban Điều dưỡng buổi sáng gặp các ĐD/ nữ hộ sinh thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn trong buổi giao ban đó.

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

p: Tỷ lệ dự đoán đạt năng lực quản lý đau 50%

d: Sai số cho phép là 0.1

Z (1- α / 2) = 1,96 (với độ tin cậy 95%).

Cỡ mẫu tính được là 97, thêm 5% bỏ cuộc, tối thiểu sẽ là 106 người bệnh

Bộ công cụ thu thập số liệu

Đặc điểm nhân khẩu học gồm các biến số tuổi, giới, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khoa công tác, vị trí công tác và các câu hỏi liên quan với câu trả lời có/không như: Được tập huấn về quản lý đau chưa? Đã từng tìm kiếm tài liệu về QLĐ chưa? Đơn vị đã từng áp dụng hướng dẫn về QLĐ chưa? Có sử dụng thang đau trong chăm sóc không?

Bộ công cụ về năng lực lâm sàng QLĐ “Knowledge Attitude Scale regarding Pain” (KASRP) gồm 41 câu hỏi, ĐD sẽ trả lời 22 câu hỏi với dạng đúng/ sai và 19 câu hỏi dạng câu trả lời đúng nhất. Tổng điểm là 0 đến 41. Điểm càng cao thì năng lực QLĐ càng tốt. Độ tin cậy đã được lượng giá là > 0,7 18. Tổng điểm được tính theo 100%, ĐD trả lời 50% hoặc lớn hơn có năng lực, dưới 50% là không đủ năng lực QLĐ 26.

Bộ câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và ngược lại. Hai bản tiếng Anh được so sánh để thống nhất bản dịch thống nhất về nội dung và hình thức. Giá trị nội dung của bản tiếng Việt (Scale - Content Validity Index) được đánh giá bới 5 chuyên gia (2 bác sĩ, 1 giảng viên ĐD, 1 ĐD làm quản lý và 1 ĐD lâm sàng) có giá trị là 0,97. Kết quả bộ công cụ bản tiếng Việt gồm 39 câu (2 câu 38b và 39b được xem xét và xóa do không phù hợp).

Độ tin cậy lặp lại của bộ công cụ tiếng Việt (test-retest reliability) được đánh giá bởi 30 ĐD (thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn) trả lời bộ công cụ trước và sau 14 ngày có độ tin cậy lặp lại là 0,88 (Pearson's r). Độ tin cậy (internal consistensy reliability) trong nghiên cứu này là 0,79 (Cronback α).

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Sau khi được chấp thuận của hội đồng đạo đức, điều tra viên tiếp cận các điều dưỡng/nữ hộ sinh các khoa lâm sàng và trung tậm trong bệnh viện. Sau đó giải thích về mục đích, những lợi ích của nghiên cứu. Nếu họ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào phiếu tham gia đồng ý. Họ có thể từ chối hoặc rút khỏi quả trình nghiên cứu bất cứ giai đoạn nào. Tiếp theo họ sẽ được phỏng vấn bằng 2 bộ công cụ in sẵn gồm (1) Đặc điểm nhân khẩu học và (2) Bộ công cụ về năng lực lâm sàng QLĐ. Thời gian để hoàn thành 2 bộ công cụ trên là 25 phút.

Số liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 20. Điểm của KASRP được kiểm tra sự phân bố chuẩn. Điểm KASRP được so sánh theo đặc điểm nhân khẩu học của ĐD (t-test hoặc Anova). Phân tích hồi quy đa biến (Multiple linear regressions, enter method) để xác định các yếu tố dự đoán. Các biến (yếu tố) có giá trị p < 0.05 (univariate analysis) được chọn. Để kiểm tra multicollinearity, giá trị Tolerance (< 1) and VIF (> 10) được sử dụng. p < 0,05 có ý nghĩa thống kê.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên chấp thuận và được phép thu thập số liệu của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm của ĐD về năng lực QLĐ

Đặc điểm

Điểm KASRP

(Mean ± SD)

Giá trị p

Tuổi (Mean ± SD) (36,09 ± 8,04) Min = 29, Max = 51

≤ 40 tuổi (n = 156)

22,55 ± 5,56

0,17

> 40 tuổi (n = 123)

21,41 ± 5,26

Giới

Nam (n = 54)

22,22 ± 6,09

0,01

Nữ (n = 225)

23,60 ± 5,29

Trình độ chuyên môn

Trung cấp, cao đẳng (n = 86)

17,29± 4,02

<0,001

Đại học trở lên (n = 193)

24,89± 4,37

Thâm niên công tác

≤ 5 năm (n = 37)

23,54 ± 5.66

0,09

6 đến 10 năm (n = 38)

20,66 ± 4,68

11 đến 15 năm (n = 65)

23,06 ± 4,60

16 đến 20 năm (n = 46)

21,30 ± 7,34

≥ 21 năm (n = 33)

22,15 ± 4,26

Khoa/phòng

Hệ nội (n = 81)

23,46 ± 5,88

0,60

Hệ ngoại (n = 80)

23,30 ± 5,75

Sản/Nhi (n = 20)

21,70 ± 3,06

Cấp cứu/HSCC (n = 25)

22,52 ± 4,06

Trung tâm u bướu/ Đột quỵ/ phòng DD (n = 30)

22,71 ± 4,10

Khoa lẻ (n = 43)

25,56 ± 7,48

Vị trí làm việc

ĐD/ nữ hộ sinh (n = 180)

22,34 ± 5,55

0,368

ĐDT khoa/ giáo viên ĐD (n = 39)

21,64 ± 5,23

Được học về QLĐ trước

Không (n = 201)

22,18 ± 5,39

0,35

Có (n = 18)

22,61 ± 6,68

Được học về QLĐ khi làm việc

Không (n = 184)

22,33± 5,24

0,82

Có (n = 35)

21,66 ± 6,70

Đã đọc các tài liệu về QLĐ

Không (n = 93)

19,07 ± 4,45

<0,001

Có (n = 126)

24,06 ± 4,96

Đơn vị có các hướng dẫn chuẩn đau

Không (n = 213)

22,09 ± 5,93

0,04

Có (n = 6)

26,67 ± 7,61

Áp dụng kiến thức đã có trong chăm sóc

Không (n = 120)

22,23 ± 5,04

0,324

Có (n = 99)

22,20 ± 6,02

Kinh nghiệm của bản thân về QLĐ

Không (n = 123)

22,73 ± 5,42

0,09

Có một chút (n = 72)

21,08 ± 5,16

Rất nhiều (n = 24)

23,00 ± 6,47

Sử dụng thang đo chuẩn

Không (n = 184)

21,75 ± 5,14

0,01

Có (n = 35)

24,65 ± 6,61

Tổng điểm KASRP

Min = 11

Max = 35

22,23 ± 5,50

Ghi chú: Mean: Giá trị trung bình, SD: Độ lệch chuẩn, KASRP: Năng lực quản lý đau, Min: Giá trị nhỏ nhất, Max: Giá trị lớn nhất

Kết quả bảng 1 cho thấy, tuổi trung bình của ĐD là 36,09, 63% có trình đại học trở lên (n = 138), chủ yếu ở hệ nội (29,2%), chưa được học/ đào tạo trước và trong quá trình làm việc lần lượt là 91,8 % và 84%. Có sự khác biệt về năng lực QLĐ theo trình độ chuyên môn, đã đọc các tài liệu, sử dụng các hướng dẫn chuẩn và thang đo chuẩn (p < 0,05). Tổng điểm trung bình năng lực QLĐ là 23,34 (> 50 %).

Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến năng lực QLĐ

Yếu tố

Tổng điểm năng lực quản lý đau

B+ (SE*)

Giá trị p

Khoảng tin cậy (95%)

Giá trị

R2

Hằng số

16,27 ± 0,48

<0,001

15,33 - 17,21

Trình độ chuyên môn

5,82 ± 0,58

<0,001

4,67 - 6,97

56,2

Đã đọc các tài liệu về QLĐ

2,86 ± 0,42

<0,001

2,03 - 3,69

36,6

Đơn vị có các hướng dẫn chuẩn đau

3,67 ± 0,46

0,10

2,98 - 4,81

11,4

Sử dụng thang đo chuẩn

3,67 ± 0,66

0,01

2,37 - 4,97

18,6

Tổng % dự đoán đến năng lực kiểm soát đau của các yếu tố 51,3

Ghi chú: + Hệ số chưa chuẩn hóa, * Sai số chuẩn, R2 tỷ lệ % dự đoán đến năng lực kiểm soát đau.

Kết quả bảng 2 cho thấy, 51,3% các yếu tố gồm trình độ chuyên môn, đã đọc các tài liệu và sử dung thang đo chuẩn liên quan đến năng lực QLĐ, trong đó 56,2% trình độ chuyên môn và 36,6% đã được đọc về các tài liệu, chỉ 18,6% do sử dụng thang chuẩn dự đoán đến năng lực QLĐ.

BÀN LUẬN

Độ tuổi trung bình của ĐD là 36,36, từ thấp đến cao nhất là từ 19 đến 51 tuổi; Cao hơn nghiên cứu của tác giả Jastrad và Hằng 21,23; Tỷ lệ ĐD nữ cao hơn so với nam, tương đồng với nghiên cứu của Hằng và Penny 23,24; Trình độ đại học trở lên (63%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với trung cấp, tương đồng với nghiên cứu của Nega 25 và Penny 24 lần lượt là 89% và 48,8%; Tuy nhiên không tương đồng với tác giả Hằng (trình độ trung cấp nhiều hơn) 23; Điều này có thể lý giải do bệnh viện được xếp hạng đặc biệt, nên tỷ lệ trình độ đại học trở lên được tuyển dụng và làm việc cao hơn; Thâm niên công tác thì ĐD có thâm nhiên trên 11 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (65,85%), không tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Hằng (kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm 35,6%) 23.

Trong nghiên cứu này cho thấy ĐD đạt năng lực về QLĐ là 22,23 ± 5,50 (Điểm KASRP đạt trên 50%), tương đồng với nghiên cứu của Nemera 26;, Cùng tương đồng với kết quả của Duke (22,4 ± 3,20) khi sử dụng cùng bộ công cụ KASRP 27.

Có sự khác nhau về năng lực lâm sàng QLĐ về trình độ chuyên môn, trình độ đại học trở lên (24,89 ± 4,37) có năng lực QLĐ cao hơn so với trình độ trung cấp (17,67 ± 4,02), tương đồng với kết quả của tác giả Kiekkas là 14,54 ± 2,64 so với 13,20 ± 3,19 28; Có thể giải thích là tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho ĐD như học lên đại học và sau đại học, để được trang bị kiến thức nhận định BN có hệ thống; Có sự khác nhau về năng lực lâm sàng QLĐ với ĐD đã được đọc các tài liệu về đau (24,06 ± 4,96) với những người không được tiếp cận; Việc ĐD có trình độ cao hơn sẽ có đủ năng lực để tìm kiếm và tham khảo các hướng dẫn chuyên sâu và quốc tế về đau, điều này trang bị cho họ khả năng xử lý và QLĐ tốt hơn.

Có sự khác nhau về năng lực lâm sàng QLĐ ở những đơn vị áp dụng các hướng dẫn chuẩn là 26,67 ± 7,61 so với không áp dụng 22,09 ± 5,93. Tuy nhiên tỷ lệ áp dụng ở nghiên cứu này sử dụng rất là ít (2%). Điều này có thể thấy rằng, việc áp dụng và sử dụng các hướng dẫn chuẩn là rất ít tại Việt Nam, ít hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại Mỹ khoảng 27% các bệnh viện áp dụng 16,

Có sự khác nhau về năng lực lâm sàng QLĐ ở ĐD có sử dụng công cụ đo (24,65 ± 6,61) với không sử dụng (21,75 ± 5,14). Tuy nhiên tỷ lệ ĐD sử dụng rất là ít (15,98%). Điều này cho thấy rằng ĐD còn chưa chủ động sử dụng công cụ chuẩn, cũng như chưa được khuyến khích sử dụng tại bệnh viện. Một trong những nguyên nhân là do ĐD ngoài công việc chăm sóc BN, còn làm nhiều các công việc khác.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ĐD có trình độ chuyên môn càng cao, đã được đọc các tài liệu về đau và sử dung thang chuẩn là các liên quan đến năng lực QLĐ. Trong đó, 56,2 % trình độ chuyên môn là yếu tố cao nhất dự đoán đến năng lực QLĐ, tương đồng với nghiên cứu của Lin 29 và Mcnamar và 30. Theo Kiekkas báo cáo rằng kinh nghiệm về QLĐ và có trình độ cao là yếu tố dự đoán năng lực QLĐ 28. Có thể giải thích tầm quan trọng của việc học nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời chủ động trong việc học tập và tìm kiếm các tài liệu làm các bằng chứng phục vụ cho chăm sóc.

KẾT LUẬN

Năng lực lâm sàng QLĐ của ĐD đạt. Có sự khác nhau về năng lực QLĐ giữa các ĐD có trình độ chuyên môn, đã đọc các tài liệu về đau, áp dụng các hướng dẫn và bản thân sử dụng thang đo chuẩn. Các yếu tố gồm trình độ chuyên môn, đã được đọc các tài liệu đau và sử dung thang đo mức độ đau chuẩn dự đoán 51,3% đến năng lực QLĐ.

KHUYẾN NGHỊ

Cỡ mẫu nên được thực hiện ở nhiều bệnh viện, trung tâm khác để đảm bảo tính đại diện. Kết quả của nghiên cứu này là bằng chứng để tham khảo cho các bệnh viện nên khuyến khích các ĐD đi học ở trình độ cao hơn. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị có chuyên đề về QLĐ. Khuyến khích ĐD tìm kiếm tài liệu quốc tế, có thể áp dụng trong thực tế.