Võng mạc tiểu đường (VMTĐ) là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể lấy đi ánh sáng của nhiều người. Biến chứng võng mạc càng diễn tiến nhanh và nghiêm trọng ở những người bệnh sau tuổi 40. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn1. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường có thể sống chung với bệnh mà không gặp biến chứng võng mạc nếu chủ động chăm sóc, bảo vệ võng mạc từ sớm2. Do đó bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu thì việc người bệnh cần có kiến thức về bệnh để quản lý, thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ở mắt do biến chứng của tiểu đường gây ra.
Theo Bimalka Seneviratne năm 2018 cho thấy có 31% người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có kiến thức tốt và có tới 69% người bệnh có kiến thức kém về bệnh VMTĐ3, Theo Naif R. Almalki năm 2018 cũng chỉ ra trong tổng số 253 đối tượng nghiên cứu có 2/3 đối tượng có kiến thức tốt về bệnh VMTĐ4. Năm 2016 nghiên cứu của Bandar Krayem Al Zarea chỉ ra có 67,89% người bệnh ĐTĐ nhận thức được việc điều trị sớm có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tiến triển bệnh VMTĐ5. Dù vậy, nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn thờ ơ với biến chứng mắt này làm cho thị lực trở nên suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tại Việt Nam các bằng chứng về kiến thức bệnh VMTĐ còn hạn chế. Do đó, trong công tác chăm sóc người bệnh Điều dưỡng viên và cán bộ y tế khó khăn để lập kế hoạch tư vấn cho người bệnh ĐTĐ về dự phòng và chăm sóc biến chứng VMTĐ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hanh nghiên cứu đề tài “Kiến thức về bệnh võng mạc tiểu đường ở người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu: Mô tả kiến thức và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người bệnh về biến chứng VMTĐ.
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người bệnh lập sổ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Người bệnh có khả năng nghe, nói, đọc viết tiếng Việt. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh không đến khám trong thời gian nghiên cứu. Người bệnh có rối loạn ý thức, tâm thần.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Đái tháo đường– Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: Trong thời gian nghiên cứu đã có tổng số 97 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, trong thời gian nghiên cứu lấy toàn bộ những đối tượng đủ tiêu chuẩn và chấp nhận tham gia nghiên cứu, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021.
Biến số, chỉ số và cách đo lường chỉ số nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ học vấn, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian mắc bệnh, nguồn thông tin về bệnh.
Kiến thức được đánh giá bằng bộ câu hỏi tự điền. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ của tác giả Bimalka Seneviratne1 năm 2018 Tại Sri Lanka3.
Kiến thức về bệnh VMTĐ gồm 10 câu.
Cách tính và cho điểm kiến thức: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm.
Trả lời đúng ≤ 50% nội dung là kiến thức kém3. Trả lời đúng > 50% nội dung là kiến thức tốt3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích dựa trên phần mềm SPSS 22.0. Các biến trong nghiên cứu được phân tích bởi các phân tích thống kê mô tả tần số và tỷ lệ %. Chi-square test dùng đề kiểm định mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức của người bệnh.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên phê duyệt.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=97)
Biến | Phân loại | n | % |
18 - 35 | 1 | 1 | |
Tuổi | 36 - 55 | 43 | 44,3 |
>55 | 53 | 54,7 | |
Giới | Nam | 41 | 42,2 |
Nữ | 56 | 57.8 | |
Dân tộc | Kinh | 91 | 93,8 |
Thiểu số | 6 | 6,2 | |
Mù chữ | 3 | 3,2 | |
Trình độ học vấn | Giáo dục phổ thông | 66 | 68 |
Cao đẳng, chuyên nghiệp | 28 | 28,8 | |
Độc thân | 0 | 0 | |
Tình trạng hôn nhân | Kết hôn | 79 | 81,4 |
Mất vợ/chồng | 16 | 16,5 | |
Ly hôn | 2 | 2,1 |
Lao động | 51 | 52,5 | |
Nghề nghiệp | Thất nghiệp | 11 | 11,4 |
Nghỉ hưu | 35 | 36,1 | |
< 1.500.000 đ | 18 | 18,5 | |
Thu nhập | 1.500.000 – 3.000.000 đ | 23 | 23,7 |
> 3.000.000 đ | 56 | 57,8 | |
Thời gian mắc bệnh | ≤ 5 năm | 61 | 62,9 |
> 5 năm | 36 | 37,1 |
Trong tổng số 97 người bệnh tham gia nghiên cứu số người bệnh nữ chiếm ưu thế với tỉ lệ là 57,8 % và thời gian mắc bệnh chủ yếu là từ 5 năm trở xuống (62,9%). Có 6,2% người bệnh là người dân tộc thiểu số và phần lớn có trình độ học vấn ở mức trung học phổ thông chiếm 68%. Có 81,4% người bệnh đã kết hôn và đang chung sống với gia đình và hầu hết người bệnh còn đang lao động chiếm 52,4%. Đa số người bệnh có thu nhập trung bình hàng tháng là ở mức trên 3 triệu đồng chiếm 62,9%.
Bảng 2. Kiến thức của người bệnh về bệnh võng mạc tiểu đường (n=97)
Thông tin | Phân loại | Kiến thức | n | % |
0 – 25% | Kém | 23 | 23,7 | |
26 – 50% | 39 | 40,3 | ||
Kiến thức | ||||
51 – 75% | 32 | 32,9 | ||
Tốt | ||||
76 – 100% | 3 | 3,1 |
Có 36,1% người bệnh có kiến thức tốt về bệnh võng mạc tiểu đường và trong đó chỉ có 3,1% đạt ở mức cao. Trong số 63,9% người bệnh có kiến thức kém thì có tới 23,7% người bệnh ở mức rất thấp.
Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu với kiến thức của người bệnh về bệnh võng mạc tiểu đường (n=97)
Đặc điểm nhân khẩu | Kiến thức | |||
Tốt (n) | Kém (n) | p | ||
Nhóm tuổi | 18 – 35 tuổi | 1 | 0 | 0,000 |
36 – 55 tuổi | 10 | 33 |
Trên 56 tuổi | 24 | 29 | ||
Nam | 18 | 23 | ||
Giới | Nữ | 17 | 38 | 0,712 |
Dân tộc | Kinh | 35 | 56 | 0,414 |
Thiểu số | 0 | 6 | ||
Mù chữ | 0 | 3 | ||
Trình độ học vấn | Giáo dục phổ thông | 13 | 53 | |
0,028 | ||||
Cao đẳng, Đại học, Sau đại học | 22 | 6 | ||
Độc thân | 0 | 0 | ||
Tình trạng hôn nhân | Kết hôn | 24 | 55 | 0,825 |
Mất vợ/chồng | 10 | 6 | ||
Ly hôn | 1 | 1 | ||
Lao động | 23 | 31 | ||
Nghề nghiệp | Thất nghiệp | 4 | 7 | 0,321 |
Nghỉ hưu | 8 | 27 | ||
< 1,5 triệu đồng | 2 | 16 | ||
Thu nhập | 1,5 đến 3 triệu đồng | 7 | 16 | 0,01 |
> 3 triệu đồng | 26 | 30 |
Bảng 3 cho thấy các yếu tố tuổi, trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng với tỉ lệ thuận tới kiến thức của người bệnh với (p < 0,05).
Bảng 4. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và Kiến thức của người bệnh về bệnh võng mạc tiểu đường (n=97)
Kiến thức | ||||
Tốt (n) | Kém (n) | p | ||
Thời gian mắc bệnh | Từ 1 đến 5 năm | 14 | 47 | 0,001 |
Trên 5 năm | 21 | 15 |
Theo kết quả tại Bảng 4 yếu tố thời gian mắc bệnh có ảnh hưởng tỉ lệ thuận tới kiến thức của người bệnh với (p < 0,05).
Bảng 5. Mối liên quan giữa nguồn thông tin và kiến thức của người bệnh về bệnh võng mạc tiểu đường (n=97)
Kiến thức | ||||
Tốt (n) | Kém (n) | p | ||
Nhân viên y tế | 17 | 28 | ||
Tivi/Đài | 5 | 7 | ||
Nguồn thông tin về bệnh | Báo/tờ rơi | 4 | 3 | |
0.03 | ||||
Internet | 9 | 3 | ||
Người nhà | 0 | 11 | ||
Không có thông tin | 0 | 10 |
Kết quả bảng 5 cho thấy yếu tố nguồn thông tin có ảnh hưởng tới kiến thức của người bệnh về bệnh (p < 0,05).
Theo Nguyễn Thị Hoa (2018)1 nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chỉ ra có 89,5% người bệnh ĐTĐ mắc ở độ tuổi trên 60. Năm 2021 theo khảo sát của Motasem Al-latayfeh6 tại Jordan tìm hiểu kiến thức của người bệnh ĐTĐ về bệnh VMTĐ cũng cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 55. Đây cũng là độ tuổi thường mắc bệnh ở người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là vì một phần lớn những người bệnh ĐTĐ đặc biệt là typ 2 ở những giai đoạn đầu diễn biến thường mơ hồ và dễ bị bỏ qua.
Phần lớn đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm tới 93,8%. Kết quả này có thể do địa điểm trong nghiên cứu này thuộc khu vực thành thị nên lượng người bệnh là người dân tộc thiểu số sẽ ít hơn.
Toàn bộ đối tượng nghiên cứu đề trình độ văn hóa ở mức trung học phổ thông và cao đẳng, đại học, sau đại học tỉ lệ lần lượt là 71,2% 28,8%. Kết quả này thấp hơn so với tác giả Tariq Al- Asbali, tỉ lệ người bệnh có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên chiếm 54%8. Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của tác giả được thực hiện ở một nước phát triển nên trình độ văn hóa có thể cao hơn so với Việt Nam.
Khảo sát về tình trạng hôn nhân nghiên cứu cho thấy đa phần người bệnh đã kết hôn và đang chung sống với gia đình với tỉ lệ là 81,4%. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho người bệnh có thêm những nguồn thông tin cũng như sự chăm sóc để người bệnh nâng cao được kiến thức về bệnh.
Thu nhập bình quân hàng tháng của người bệnh chủ yếu ở mức cao trên 3 triệu đồng chiếm 57,8%. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Bimalka Seneviratne 2016 và Getasew Alemu Mersha 20213,9. Chúng tôi cho rằng điều này cũng phù hợp với đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu, phần lớn đối tượng đều trong độ tuổi còn lao động cùng với trình độ văn hóa tốt nên thu nhập cũng sẽ tốt. Tuy nhiên với trình độ văn hóa cao có thể họ sẽ làm công việc trí óc nhiều hơn ít vận động nên tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. Bên cạnh đó cạnh đó vẫn còn một nhóm nhỏ đối tượng không có việc làm và thu nhập thấp, đây cũng có thể là một yếu tố khiến họ ít hoặc không có cơ hội tiếp cận thông tin về bệnh cũng như chủ động trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe thường xuyên nên có thể ảnh hưởng tới kiến thức về bệnh mà chúng ta cần quan tâm.
Nghiên cứu cho thấy chỉ có 36,1% người bệnh có kiến thức tốt về bệnh VMTĐ và trong số ít người bệnh đạt ở mức cao (trên 75% câu trả lời đúng) 3,1%. Số người bệnh có kiến thức kém chiếm 63,9% nhiều gấp 2 lần. Trong nhóm kiến thức kém thì có tới 23,7% người bệnh ở mức rất thấp (dưới 25% câu trả lời đúng). Kết quả này tương đồng với các kết quả của Dinesh Venugopal 2020 (34,1%)7. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Bimalka Seneviratne 2016 là 31% người bệnh có kiến thức tốt3. Sự khác biệt này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của Bimalka Seneviratne có 4% là mù chữ, 14% đối tượng trình độ văn hóa ở mức tiểu học, mà trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức về bệnh. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thị Hoa 2018 cho biết, số người bệnh biết về biến chứng võng mạc chiếm 85%8. Tuy nhiên sự khác biệt này có thể giải thích do tác giả Nguyễn Thị Hoa sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức chung về bệnh và biến chứng của ĐTĐ cho nên câu hỏi để đánh giá kiến thức về biến chứng võng mạc ngắn. Với phần lớn kiến thức của người bệnh ở mức thấp có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường cao hơn. Đặc biệt nghiên cứu chỉ ra có tới 47,4% đối tượng chưa bao giờ đi khám mắt, tương tự như nghiên cứu của Kumar10 2014 có 55%. Do đó, trong công tác theo dõi và điều trị ngoại trú chúng ta nên đánh giá kiến thức của người bệnh từ đó sẽ có hướng xây dựng và giáo dục sức khỏe cho kiến thức của người bệnh tốt hơn.
Bảng 3 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập với kiến thức của người bệnh. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác Motasem Al- latayfeh, Bandar Krayem Al Zarea6-7. Nghiên cứu chỉ ra trong 35 người kiến thức tốt có tới 24 người ở độ tuổi trên 56. Các y văn và các nghiên cứu đều đã chỉ ra độ tuổi càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh VMTĐ. Bệnh VMTĐ thường xuất hiện sau 5 năm mắc bệnh do đó những người mắc bệnh lâu. Nhưng yếu tố tuổi không thể thay đổi được do đó trong công tác điều dưỡng chúng ta cần tiếp cận sớm và tìm cách tăng cường kiến thức cho người bệnh sớm hơn.
Trong số 28 người bệnh có trình độ văn hóa từ cao đẳng trở lên có 22 người có kiến thức tốt. Các y văn và nghiên cứu đề chỉ ra rằng trình độ văn hóa luôn có mối liên quan rõ rệt với kiến thức, mặc dù không phải lúc nào những người có trình độ cao cũng có kiến thức tốt về bệnh. Nhưng họ là những người dễ tiếp thu kiến thức, cũng như có khả năng tự tìm hiểu kiến thức chủ động và họ cũng sẽ có ý thức thực hiện theo những lời khuyên và chỉ định của nhân viên y tế. Ngược lại những người có trình độ văn hóa thấp sẽ có nguy cơ thiếu kiến thức hơn. Trong thực tế lâm sàng người điều dưỡng cần phân loại được các nhóm đối tượng có trình
độ văn hóa khác nhau để tùy từng nhóm đối tượng có những cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho phù hợp. Với đối tượng có trình độ văn hóa thấp cần sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu cũng như những hình ảnh dễ nhớ giúp tăng nhận thức cho người bệnh hơn.
Bảng 3 cho thấy có 46,4% người có thu nhập trên 3 triệu đồng có kiến thức tốt, chỉ có 1,1% người bệnh có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng có kiến thức tốt. Như vậy, để nâng cao được kiến thức cho người bệnh chúng ta cần cân nhắc những dịch vụ phù hợp với từng mức kinh tế của người bệnh.
Bảng 4 cho thấy yếu tố thời gian mắc bệnh có ảnh hưởng tới kiến thức của người bệnh với (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Motasem Al-latayfeh7. Nghiên cứu chỉ ra có 58,3% người bệnh đã mắc bệnh trên 5 năm có kiến thức về bệnh tốt. Các nghiên cứu đã chỉ sau 5 năm là khoảng thời gian mà người bệnh ĐTĐ có thể xuất hiện biến chứng mắt. Có thể trong số những đối tượng nghiên cứu có thể đã mắc biến chứng mắt nên họ có nhiều kiến thức về bệnh. Cũng tương tự như yếu tố tuổi chúng ta cần tăng cường kiến thức cho người bệnh sớm nhất có thể.
Có sự khác biệt về kiến thức của người bệnh với yếu tố nguồn thông tin về bệnh (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bimalka Seneviratne 20164. Nguồn thông tin người bệnh được tiếp nhận chủ yếu từ nhân viên y tế chiếm 46,4%, trong đó số đó có 48,6% số người có kiến thức tốt. Chiếm tỉ lệ nhiều thứ 2 là nguồn thông tin từ internet có 12,3%, trong đó 25,7 % là những người có kiến thức tốt. Chúng tôi cho rằng nguồn thông tin từ cán bộ y tế vẫn là nguồn thông tin chính thống và đầy đủ nhất, do đó việc truyền thông giáo dục sức khỏe cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bên cạnh đó, việc bùng nổ của công nghệ số tạo rất nhiều cơ hôi cho người bệnh tiếp nhận thông tin. Vì vậy chúng ta cũng cần tăng cường việc đưa những thông tin chính thông lên mạng internet và công bố rộng rãi để cho người bệnh được tiếp cận nhiều hơn.
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về bệnh võng mạc tiểu đường là 36,1%.
Có sự ảnh hưởng của các yếu tố với kiến thức của người bệnh. Tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu, trình độ học vấn và thu nhập càng cao thì kiến thức người bệnh càng tốt (p< 0,05).