COVID - 19 là đại dịch toàn cầu và đang là vấn đề y tế nổi cộm hiện nay. Điểm khiến dịch COVID-19 có tỷ lệ lây lan cao và khó hạn chế là thời gian ủ bệnh dài từ 2-14 ngày (CDC, 2020), nhiều bệnh nhân bị nhiễm ngay cả khi họ chưa có triệu chứng bệnh. Ngoài ra, dịch viêm phổi cấp COVID-19 được cho là phức tạp bởi theo báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu, loại virus này tồn tại ở cả đường hô hấp trên và dưới và có khả năng tự sửa chữa lỗi khi đột biến. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng từ các triệu chứng tương tự cảm cúm thông thường (81%) đến các bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn như suy hô hấp, ARDS, nhiễm khuẩn huyết (5%), trong đó viêm phổi chiếm tỉ lệ 76,4% với tỉ lệ tử vong ước tính 2,3%9. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, tính đến ngày 09/3/2022 tổng số Bệnh nhân COVID-19 là 4.580.000 người, trong đó có 36.114 trường hợp tử vong. Tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên hiện nay đang thu nhận điều trị bệnh nhân COVID mức độ nhẹ và vừa nhưng chưa có nghiên cứu về vấn đề này do vậy chúng tôi tiến hiện đề tài nhằm làm rõ hơn về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của bệnh nhân và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Bệnh nhân COVID – 19 tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của Bệnh nhân COVID – 19 tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân COVID - 19 điều trị nội trú tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn chọn: Bệnh nhân >18 tuổi, được chẩn đoán mắc Bệnh COVID-19 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế1, được chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân có tổn thương phổi trước khi được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế hoặc phát hiện nhiễm các loại virus khác, vi khuẩn, nấm tại thời điểm chẩn đoán viêm phổi.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên từ 01/2022- 10/2022.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu: Toàn bộ.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn chủ đích 196 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên.
Chỉ tiêu nghiên cứu: Thông tin chung của bệnh nhân; Tiền sử bệnh nền; Triệu chứng toàn thân; Triệu chứng lâm sàng; Cận lâm sàng; Kết quả điều trị; Một số yếu tố liên quann đến kết quả điều trị.
Kỹ thuật thu thập số liệu: Thông tin bệnh nhân được thu thập theo một mẫu bệnh án nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm epi stada, xử lý bằng phần mềm SPSS.
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua Hội đồng y đức Trường Đại học Y-Dược.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng | n | % | |
Tuổi | 18-60 | 133 | 67,9 |
> 60 | 63 | 32,1 | |
Giới | Nam | 84 | 42,9 |
Nữ | 112 | 57,1 | |
Tiền sử bệnh nền | Bệnh hô hấp | 32 | 16,2 |
Bệnh tim mạch | 12 | 6,1 | |
Bệnh tăng huyết áp | 48 | 24,5 | |
Bệnh đái tháo đường | 14 | 7,1 | |
Bệnh khác | 56 | 28,6 |
Kết quả Bảng 1 cho thấy: Bệnh nhân ở độ tuổi từ 18-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,9%). Nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (57,1% và 42,9%). Các bệnh nền hay gặp là bệnh tăng huyết áp (24,5%), bệnh hô hấp (16,2%), bệnh đái tháo đường (7,1%), bệnh tim mạch (6,1%)
Bảng 2. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng toàn thân | n | % | |
Mạch | < 60 | 0 | 0 |
60-90 | 121 | 61,7 | |
>90 | 75 | 38,3 | |
Nhiệt độ | < 37,5 | 165 | 84,2 |
≥ 37,5 | 31 | 15,8 | |
Huyết áp | Bình thường | 137 | 69,9 |
Tăng | 59 | 30,1 | |
Tần số thở | <16 | 1 | 0,5 |
16-20 | 163 | 83,2 | |
>20 | 32 | 16,3 | |
SpO2 | ≤ 94% | 12 | 6,1 |
> 94% | 187 | 95,4 |
Kết quả Bảng 2 cho thấy: Có 38,3% bệnh nhân có mạch nhanh; 15,8% bệnh nhân có sốt, 30,1% bệnh nhân có tăng huyết áp; 16,3% bệnh nhân có tăng tần số thở; 6,1% bệnh nhân có SpO2≤ 94%.
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng lâm sàng | n | % |
Ho | 162 | 82,7 |
Khó thở | 30 | 15,3 |
Ngạt mũi | 32 | 16,3 |
Chảy mũi | 34 | 17,3 |
Tức ngực | 92 | 46,9 |
Đau người | 63 | 32,1 |
Đau rát họng | 87 | 44,4 |
Đau đầu | 59 | 30,1 |
Kết quả Bảng 3 cho thấy: Các triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là ho chiếm 82,7%, tức ngực chiếm 46,9%, đau rát họng chiếm 44,4%, đau người chiếm 32,1%, đau đầu chiếm 30,1%.
Bảng 4. Kết quả xét nghiệm công thức máu của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số | n | % | |
WBC (G/L) (n=58) | < 4,0 | 5 | 8,6 |
4,0 – 10,0 | 44 | 75,9 | |
> 10,0 | 9 | 15,5 | |
RBC (T/L) (n=58) | < 3,8 | 3 | 5,2 |
3,8 – 5,0 | 42 | 72,4 | |
>5,0 | 13 | 22,4 | |
PLT (G/L) (n=58) | < 140 | 2 | 3,4 |
140-350 | 52 | 89,7 | |
> 350 | 4 | 6,9 | |
Glucose (mmol/l) (n=59) | <3,9 | 3 | 5,1 |
3,9-6,4 | 37 | 62,7 | |
>6,4 | 19 | 32,2 |
Kết quả Bảng 4 cho thấy: Đa số các bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường (75,9%), tỉ lệ Bạch cầu đa nhân trung tính tăng (62,1%), tỉ lệ Bạch cầu Lympho tăng (62,1%), số lượng hồng cầu bình thường (72,4%), số lượng tiểu cầu bình thường 32,2% bệnh nhân có nồng độ glucose máu cao.
Bảng 5. Kết quả điều trị COVID-19 của đối tượng nghiên cứu
Kêt quả điều trị covid-19 | n | % |
Khỏi | 186 | 93,9 |
Nặng chuyển tuyến | 10 | 5,1 |
Kết quả Bảng 5 cho thấy: Đa số đối tượng nghiên cứu có kết quả điều trị là khỏi bệnh, chiếm 93,9%.
Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị COVID-19 của đối tượng nghiên cứu
Bảng 6. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với kết quả điều trị COVID-19 của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung | Khỏi | Nặng chuyển tuyến | p | |||
n | % | n | % | |||
Tuổi | 18-60 | 130 | 69,9 | 3 | 30,0 | < 0,05 |
>60 | 56 | 30,1 | 7 | 70,0 | ||
Giới | Nam | 81 | 43,5 | 3 | 30,0 | > 0,05 |
Nữ | 105 | 56,5 | 7 | 70 | ||
Tiền sử bệnh nền | Không có bệnh nền | 20 | 10,8 | 4 | 40,0 | < 0,05 |
Có bệnh nền | 166 | 89,2 | 6 | 60,0 |
Kết quả Bảng 6 cho thấy: Có mối liên quan giữa tuổi, tiền sử có bệnh nền với kết quả điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Bảng 7. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với kết quả điều trị COVID-19 của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng lâm sàng | Khỏi | Nặng chuyển tuyến | p | |||
n | % | n | % | |||
Mạch | Bình thường | 117 | 62,9 | 4 | 40 | > 0,05 |
Nhanh | 69 | 37,1 | 6 | 60 | ||
Nhiệt độ | Bình thường | 157 | 84,4 | 8 | 80,0 | > 0,05 |
Sốt | 29 | 15,6 | 2 | 20,0 | ||
Huyết áp | Bình thường | 129 | 69,4 | 8 | 80,0 | > 0,05 |
Tăng | 57 | 30,6 | 2 | 20,0 | ||
Tần số thở | Bình thường | 157 | 84,4 | 6 | 60,0 | > 0,05 |
Bất thường | 29 | 15,6 | 4 | 40,0 | ||
SPO2 | ≤ 94 | 9 | 4,8 | 3 | 30,0 | < 0,05 |
> 94 | 177 | 95,2 | 7 | 70,0 |
Kết quả Bảng 7 cho thấy: Có mối liên quan giữa chỉ số SpO2 của bệnh nhân với kết quả điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Bệnh nhân COVID – 19 tại Bệnh viện Covid số 1 Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu trên 196 bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ và vừa tại Bệnh viện COVID số 1 Thái Nguyên cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 50,59±18,8, cao nhất 92 tuổi, thấp nhất là 18 tuổi, trong đó nhóm tuổi ≤ 60 chiếm đa số (67,9%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Gemin Zhang (2020)11 với độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong nghiên cứu là 49 và trong đó có hơn 50% có độ tuổi từ 40-60. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu ở trong độ tuổi từ 18-60 gấp 2 lần so với độ tuổi từ 60 trở lên. Độ tuổi từ 18-59 là độ tuổi lao động, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn nhóm tuổi từ 60 trở lên.
Trong tổng số 196 bệnh nhân nhiễm COVID-19, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam chiếm (57,1%; 42,9%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Văn Giang (2021)4 với nam chiếm 46,1%, nữ chiếm 53,9%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nền hay gặp là bệnh tăng huyết áp (24,5%), bệnh hô hấp (16,2%) và đái tháo đường (7,1%). Nghiên cứu này có kết quả tương tự với nghiên cứu của Hoàng Thị Lan Hương (2022) với bệnh tăng huyết áp (37,7%), đái tháo đường (18,3%), bệnh hô hấp (5,3%)6.
Đa số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tương tự cảm cúm thông thường: Ho (82,7%), tức ngực chiếm 46,9%, đau rát họng chiếm 44,4%, đau người chiếm 32,1%, đau đầu chiếm 30,1%, chảy nước mũi chiếm 17,3%, ngạt mũi chiếm 16,3%, khó thở chiếm 15,3%. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra Bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở cơ quan hô hấp. Theo Phạm Minh Tuấn, các triệu chứng lâm sàng bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch thường gặp bao gồm khó thở (56,0%), ho khan (37,6%), ho đờm (29,1%), đau họng (9,2%)8.
Kết quả từ Bảng 5 cho thấy đa số bệnh nhân bị mắc COVID-19 có số lượng bạch cầu bình thường là 75,9%, số bệnh nhân có bạch cầu tăng là 15,5%, tương ứng với kết quả của các nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Hoàng Thị Lan Hương có lượng bạch cầu bình thường là 49,7%, bạch cầu tăng là 42,3%6, của Phạm Minh Tuấn lần lượt là 51,1% và 41,1%8. Có thể thấy rằng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 thì bạch cầu thường ở mức bình thường. Tăng bạch cầu có thể là do tình trạng viêm cơ thể, virus SARS-CoV-2 tích tụ trong phổi gây ra phản ứng viêm toàn thân, dẫn đến thay đổi bệnh lý của các dấu hiệu tế bào máu ngoại vi, cuối cùng là rối loạn chức năng tim, gan, thận và tạo máu. Số lượng bạch cầu có thể giảm, bình thường nhưng chủ yếu là tăng để đáp ứng đối với phản ứng viêm cơ thể, giảm nặng bạch cầu chiếm 4,28% là nguy cơ gây nhiễm trùng nặng.
Có 15,5% bệnh nhân có hồng cầu tăng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng 35,4% bệnh nhân có hồng cầu tăng3. Sự khác biệt này có thể do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là nơi thu nhận bệnh nhân ở mức vừa và nhẹ. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy có 3,4% số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu và 89,7% có lượng tiểu cầu bình thường. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Lan Hương với số lượng tiểu cầu (Bình thường là 87,7%) giảm là 7,7%9, Phạm Minh Tuấn số lượng tiểu cầu (Bình thường chiếm 73%) giảm là 27%7, Nguyễn Đình Dũng có giảm tiểu cầu là 12,4%6. Tuy nhiên mức tiểu cầu bình thường của các nghiên cứu trên vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Trong số 196 bệnh nhân mắc COVID-19 bệnh nhân có chỉ số Glucose tăng chiếm 32,2%. Kết quả ở những nghiên cứu khác: Hoàng Thị Lan Hương có chỉ số Glucose máu tăng ở 2 nhóm bệnh nhân nặng và nguy kịch lần lượt là 75,2% và 38,5%6, Nguyễn Đình Dũng bệnh nhân có tăng đường máu chiếm 44,6%3.
Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của Bệnh nhân Covid – 19 tại Bệnh viện Covid số 1 Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân với kết quả điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuổi già đã được báo cáo là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến tử vong trong SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Phân tích tổng hợp hiện đại đã xác nhận rằng tuổi cao (>65 tuổi) có liên quan đến tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Các khiếm khuyết phụ thuộc vào tuổi trong chức năng tế bào B và tế bào T và việc sản xuất dư thừa các cytokine loại 2 có thể dẫn đến các phản ứng tiền viêm kéo dài và thiếu khả năng kiểm soát sự nhân lên của virus có khả năng dẫn đến tiên lượng không tốt ở bệnh nhân8. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi thường kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như bệnh nền, suy nhược cơ thể... cũng góp phần làm nặng thêm tình trạng chung của bệnh nhân.
Có mối liên quan giữa tiền sử bệnh nền với kết quả điều trị của bệnh nhân, những bệnh nhân có bệnh nền có tỷ lệ nặng, chuyển tuyến cao hơn bệnh nhân không có bệnh nền. Kết quả thu được tương tự như kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước khác. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng bệnh nhân lớn tuổi nhập viện vì Covid-19 có bệnh lý nền tăng huyết áp, khoảng một phần ba bị tiểu đường và hơn một nửa có bệnh tim mạch. Béo phì và đái tháo đường sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết bệnh nhân có nguy cơ mắc COVID-19 nguy kịch, có mức glucose máu cao hoặc rối loạn điều hòa glucose máu. Nồng độ glucose tăng lên sau đó trong dịch tiết bề mặt đường thở và trong tế bào, tạo điều kiện lý tưởng cho SARS-CoV-2 thoát khỏi khả năng bảo vệ bẩm sinh của phổi và tái tạo trong các tế bào phổi. Glucose trong máu cao cũng tạo điều kiện cho tình trạng tăng viêm xảy ra trong cơn bão cytokin6,10.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số SpO2 của bệnh nhân với kết quả điều trị. Những bệnh nhân có kết quả SpO2<94% có tỷ lệ điều trị nặng, chuyển tuyến cao hơn nhóm có SpO2>94%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả thu được tương tự như nghiên cứu của tác giả Orwa Albita (2020)9.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu
- Tuổi gặp nhiều nhất là 18-60. Tuổi trung bình là 50,59±18,8.
- Tỉ lệ mắc bệnh nữ nhiều hơn nam.
- Các bệnh nền hay gặp là tăng huyết áp (24,5%), bệnh hô hấp ( 16,2%) và đái tháo đường (7,1%).
- Biểu hiện lâm sàng hay gặp: Ho (82,7%); Tức ngực chiếm 46,9%; Đau rát họng chiếm 44,4%; Đau người chiếm 32,1%; Đau đầu chiếm 30,1%.
- Đa số bệnh nhân có xét nghiệm công thức máu trong giới hạn bình thường. Có 32,2% bệnh nhân có nồng độ glucose máu cao.
- 93,9% bệnh nhân có kết quả điều trị là khỏi bệnh.
Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
Có mối liên quan giữa tuổi, tiền sử bệnh nền, chỉ số SpO2 của bệnh nhân với kết quả điều trị (p<0,05).