MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nghiên cứu | Tập 2 Số 3 (2023)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược, Tập 2 Số 3 (2023)
Nghiên cứu

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Toàn văn

HTML | 2 | 84
PDF | 4 | 84
1.
Hứa, T. T., Phạm, K. L. & Bùi, T. N. H. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược 2, 30–39 (2023).
HTML | 2 | 84
PDF | 4 | 84
DOI: 10.19982/jstmp.2023.3.3
10.19982/jstmp.2023.3.3
Thị Thùy Hứa
Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
Kim Liên Phạm
Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
Thị Ngọc Hà Bùi
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng về mắt, đặc biệt là bệnh lý võng mạc có thể dẫn đến mù lòa nên cần phải nghiên cứu để có kế hoạch sàng lọc, can thiệp, điều trị sớm. Cần làm rõ mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường, mức độ kiểm soát đường huyết (glucose và HbA1c) với bệnh võng mạc đái tháo đường để làm cơ sở để sàng lọc và phòng bệnh võng mạc mắt đái tháo đường chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến chứng tổn thương võng mạc đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 126 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Tuổi thường gặp là nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 79,4%. Thời gian mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỉ lệ 47,6%.  Về mức độ kiểm soát đường huyết kém theo glucose máu, HbA1c lần lượt chiếm tỉ lệ 66,7% và 64,3%. Kết luận: Thời gian mắc bệnh đái tháo đường, mức độ kiểm soát đường huyết có liên quan với tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Từ khóa:  Đái tháo đường tuýp 2; Bệnh võng mạc đái tháo đường

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không lây truyền, là một trong những nguy cơ chủ yếu đe dọa sức khỏe cộng đồng do các biến chứng của bệnh. Theo báo cáo của Liên đoàn ĐTĐ thế giới năm 2021, tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người lớn trên thế giới đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000 từ 151 triệu người lên 537 triệu người (chiếm 10,5% dân số thế giới) và con số này dự kiến sẽ đạt 643 triệu vào năm 2030, và 783 triệu vào năm 2045. Bệnh ĐTĐ gây ra các biến chứng gây tổn thương nhiều cơ quan bộ phận của cơ thể đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh và biến chứng bàn chân… trong đó biến chứng mắt là biến chứng rất hay gặp và thường dẫn tới mù lòa gây hậu quả nặng nề. Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên quan làm gia tăng các biến chứng mắt trên bệnh nhân ĐTĐ như: thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát đường huyết, mức độ tăng đường huyết, đáng chú ý kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ cao phát triển bệnh võng mạc ĐTĐ (VMĐTĐ).

Khi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, kiểm soát các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ có thể làm chậm lại sự suy giảm thị lực, giảm gánh nặng cho bệnh nhân gia đình và xã hội khi bị mù lòa. Để góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phòng, phát hiện bệnh sớm các biến chứng mắt do ĐTĐ gây ra, nghiên cứu tiến hành với mục tiêu “Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến chứng tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu 126 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có biến chứng mắt được điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ tuýp 2 đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mắc bệnh toàn thân nặng, bệnh nhân có sẹo giác mạc, đang bị các bệnh lý bề mặt nhãn cầu cấp tính.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 7/2023.

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

Cỡ mẫu: Toàn bộ.

Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu chủ đích. Lựa chọn tất cả bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 đủ điều kiện tham gia nghiên cứu trong thời gian thu thập số liệu làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi chọn được 126 bệnh nhân phù hợp.

Chỉ tiêu nghiên cứu và thu thập số liệu: Tất cả các bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất.

- Hỏi bệnh ghi nhận các thông tin về nhân khẩu, tiền sử, thời gian phát hiện ĐTĐ.

- Khám bệnh ghi nhận các thông tin nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, BMI), các chỉ số sinh tồn, kết quả khám mắt.

- Xét nghiệm và thăm dò ghi nhận các chỉ số xét nghiệm (glucose, HbA1c), chụp ảnh đáy mắt không huỳnh quang.

Xử lý số liệu

Trong nghiên cứu sử dụng bảng phân phối tần suất, số trung bình và độ lệch chuẩn được dùng để mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, mô tả đặc điểm của bệnh lý VMĐTĐ. Dùng phép kiểm chi bình phương để so sánh tỉ lệ trong các nhóm bệnh lý VMĐTĐ. Phân tích hồi qui, coi bệnh lý VMĐTĐ như là một biến số phụ thuộc để nhận biết các yếu tố liên quan của bệnh lý VMĐTĐ, p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các phép tính được thực hiện với phần mềm SPSS 25.0.

Đạo đức nghiên cứu: Đã được thông qua Hội đồng đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo công văn số 882/HĐĐĐ-BVTWTN.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ

Đặc điểm

Tổng

n

%

Nhóm tuổi

<60

26

20,6

≥60

100

79,4

Tổng

126

100

x̅± SD

67,58±11,95

Thời gian phát hiện ĐTĐ tuýp 2

≤10 năm

66

52,4

>10 năm

60

47,6

Tổng

126

100

x̅± SD

9,94±6,05

Kết quả Bảng 1 cho thấy: BN tuổi ≥60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,4%. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 67,58±11,95. Thời gian phát hiện bệnh của BN ĐTĐ chủ yếu là ≤10 năm, chiếm tỷ lệ 52,4%; >10 năm, chiếm tỉ lệ 47,6%.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. Đặc điểm về mức độ kiểm soát đường huyết

Mức độ kiểm soát đường huyết

(Dựa vào Glucosse máu và HbA1c)

n

%

Glucose máu

Tốt (4,4-7,2)

11

8,7

Trung bình (7,3- ≤10)

31

24,6

Kém (>10)

84

66,7

HbA1c

Tốt (≤6,5)

10

7,9

Trung bình (6,6 đến ≤ 7,5)

35

27,8

Kém (>7,5)

81

64,3

Tổng

126

100

Kết quả Bảng 2 cho thấy: Mức độ kiểm soát đường huyết kèm theo glucose và HbA1c lần lượt chiếm tỉ lệ là 66,7%; 64,3%.

Một số yếu tố liên quan đến bệnh võng mạc đái tháo đường

Bảng 3. Mối liên quan giữa tuổi và bệnh võng mạc đái tháo đường

Nhóm tuổi

Bệnh võng mạc

Tổng số

OR (95%)

P

Không

<60

2 (7,7%)

24 (92,3%)

26(100)

1

P<0,05

≥60

26 (26,0%)

74 (74,0%)

100 (100)

4,22

(0,93-19,1)

Tổng số

28 (22,2%)

98 (77,8%)

126 (100)

Kết quả Bảng 3 cho thấy: Nhóm BN ≥60 tuổi mắc bệnh VMĐTĐ chiếm tỉ lệ 26,0% cao hơn nhóm tuổi <60 chiếm tỉ lệ 7,7% với OR = 4,22. Có mối liên quan giữa tuổi và bệnh VMĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 4. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và bệnh võng mạc

Thời gian phát hiện bệnh (năm)

Bệnh võng mạc

Tổng số

OR

(95%)

P

Không

≤10

9 (13,6%)

57 (86,4%)

66

1

p<0,05

>10

19 (31,7%)

41 (68,3%)

60

2,94

(1,21-7,14)

Tổng số

28 (22,2%)

98 (77,8%)

126

Kết quả Bảng 4 cho thấy: Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ > 10 năm (31,7%) mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn so với thời gian mắc bệnh ĐTĐ ≤10 năm (13,6%) với OR = 2,94. Có mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 5. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết và bệnh võng mạc

Mức độ kiểm soát đường huyết

Bệnh võng mạc

Tổng số

OR (95%)

p

Không

Glucose máu

Tốt

2 (18,2%)

9 (81,8%)

11

1

p<0,05

Trung bình

3 (9,7%)

28 (90,3%)

31

0,482

(0,069-3,357)

Kém

23 (27,4%)

61 (72,6%)

84

1,7

(0,34-8,45)

HbA1c

Tốt

2 (20,0%)

8 (80,0%)

10

1

p<0,05

Trung bình

3 (8,6%)

32 (91,4%)

35

0,375

(0,53-2,635)

Kém

23 (28,4%)

58 (71,6%)

81

1,59

(0,31- 8,04)

Tổng số

28 (22,2%)

98 (77,8%)

126

Kết quả Bảng 5 cho thấy: Nhóm BN có mức độ kiểm soát đường huyết kém mắc bệnh VMĐTĐ chiếm tỉ lệ 27,4% cao hơn so với nhóm BN kiểm soát đường huyết tốt (18,2%) với OR= 1,7.

Mức độ kiểm soát đường huyết kém theo chỉ số HbA1c chiếm tỉ lệ 28,4% mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt chiếm tỉ lệ 20,0%% với OR = 1,59. Có mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết theo glucose và chỉ số HbA1c với bệnh VMĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát đường huyết, HbA1c với tổn thương võng mạc ở BN ĐTĐ tuýp 2.

Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ có mối liên quan với bệnh VMĐTĐ. Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, với nhóm BN mắc ĐTĐ >10 năm có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 2,94 lần so với nhóm BN mắc bệnh ĐTĐ ≤10 năm. Theo Jingi và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 407 BN: 88% bị ĐTĐ tuýp 2. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,4 năm (SD = 6,6), 43% BN bị bệnh VMĐTĐ. Có mối tương quan chặt chẽ giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh võng mạc3. Theo nghiên cứu của Lima và cộng sự (2016) cho thấy có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ. Nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ tăng lên 7,52 nếu thời gian mắc bệnh ĐTĐ từ 11 đến 15 năm và tăng lên 9,01 nếu mắc bệnh >15 năm. Trong nghiên cứu của Yuhang Ma (2022) cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian mắc bệnh, kiểm soát đường huyết và bệnh VMĐTĐ7. Vũ Thanh Bình nghiên cứu trên 80 BN tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình cho thấy, BN có thời gian mắc ĐTĐ tuýp 2 từ 10 năm trở lên có nguy cơ bị tổn thương võng mạc gấp 4,0 lần so với những BN bị dưới 10 năm (p<0,05)6. Thời gian mắc bệnh càng dài thì tổn thương võng mạc càng tăng lên, đó cũng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các biến chứng, nhất là các biến chứng về mạch máu và vi mạch đặc biệt là bệnh lý VMĐTĐ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN có chỉ số đường máu ≤7,2 chiếm tỉ lệ 18,2%, nhóm glucose máu từ 7,2-10 chiếm tỉ lệ 9,7%, >10 chiếm tỉ lệ 27,4%. Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết ở các nhóm và BN mắc bệnh VMĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các BN kiểm soát đường huyết kém có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 1,7 lần nhóm BN có mức độ kiểm soát tốt. Theo nghiên cứu của Lima và cộng sự cho thấy rằng mắc bệnh ĐTĐ với tình trạng kiểm soát đường huyết kém làm tăng tỉ lệ mắc bệnh VMĐTĐ lên 3,83 lần4. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh VMĐTĐ giữa 2 nhóm HbA1C <7% và ≥7%. Những BN có HbA1C >7% có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn 2,5 lần so với những BN có HbA1C <7%5. Theo nghiên cứu của Dương Thị Mai Phương tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỉ lệ kiểm soát đường huyết kém ở BN mắc bệnh VMĐTĐ là 66,4%1. Nghiên cứu của Đỗ Đình Tùng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho thấy nhóm kiểm soát HbA1c kém (>7,5%) có tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn gấp 2,8 lần nhóm kiểm soát HbA1c trung bình hoặc tốt2. Theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ BN kiểm soát HbA1c kém mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 1,59 lần so với BN kiểm soát HbA1c mức độ kiểm soát tốt. Từ đó cho thấy, nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác đều chỉ ra rằng: Có mối liên quan giữa chỉ số HbA1C, glucose máu và bệnh VMĐTĐ. Chỉ số HbA1C, glucose máu tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ. Do đó BN mắc bệnh ĐTĐ cần phải được kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ, hạn chế tỉ lệ mù lòa.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu được thực hiện trên 126 bệnh nhân đái tháo đường cho thấy, bệnh nhân ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,4%, chủ yếu gặp bệnh nhân mắc đái tháo đường ≤10 năm, mức độ kiểm soát đường huyết kém của bệnh nhân trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao > 50%.

Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường, mức độ kiểm soát đường huyết với tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Vì vậy cần phải có chiến lược khám sàng lọc bệnh võng mạc đái tháo đường bên cạnh việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Vì tổn thương mắt ở người bệnh đái tháo đường chủ yếu là tổn thương võng mạc nên cần phải kiểm tra và phát hiện sớm tổn thương võng mạc ở giai đoạn chưa tăng sinh để làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tài liệu tham khảo

1. Kết quả Bảng 5 cho thấy: Nhóm BN có mức độ kiểm soát đường huyết kém mắc bệnh VMĐTĐ chiếm tỉ lệ 27,4% cao hơn so với nhóm BN kiểm soát đường huyết tốt (18,2%) với OR= 1,7.

2. Mức độ kiểm soát đường huyết kém theo chỉ số HbA1c chiếm tỉ lệ 28,4% mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt chiếm tỉ lệ 20,0%% với OR = 1,59. Có mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết theo glucose và chỉ số HbA1c với bệnh VMĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3. BÀN LUẬN

4. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát đường huyết, HbA1c với tổn thương võng mạc ở BN ĐTĐ tuýp 2.

5. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ có mối liên quan với bệnh VMĐTĐ. Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, với nhóm BN mắc ĐTĐ >10 năm có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 2,94 lần so với nhóm BN mắc bệnh ĐTĐ ≤10 năm. Theo Jingi và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 407 BN: 88% bị ĐTĐ tuýp 2. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,4 năm (SD = 6,6), 43% BN bị bệnh VMĐTĐ. Có mối tương quan chặt chẽ giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh võng mạc3. Theo nghiên cứu của Lima và cộng sự (2016) cho thấy có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh VMĐTĐ. Nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ tăng lên 7,52 nếu thời gian mắc bệnh ĐTĐ từ 11 đến 15 năm và tăng lên 9,01 nếu mắc bệnh >15 năm. Trong nghiên cứu của Yuhang Ma (2022) cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian mắc bệnh, kiểm soát đường huyết và bệnh VMĐTĐ7. Vũ Thanh Bình nghiên cứu trên 80 BN tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình cho thấy, BN có thời gian mắc ĐTĐ tuýp 2 từ 10 năm trở lên có nguy cơ bị tổn thương võng mạc gấp 4,0 lần so với những BN bị dưới 10 năm (p<0,05)6. Thời gian mắc bệnh càng dài thì tổn thương võng mạc càng tăng lên, đó cũng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các biến chứng, nhất là các biến chứng về mạch máu và vi mạch đặc biệt là bệnh lý VMĐTĐ.

6. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN có chỉ số đường máu ≤7,2 chiếm tỉ lệ 18,2%, nhóm glucose máu từ 7,2-10 chiếm tỉ lệ 9,7%, >10 chiếm tỉ lệ 27,4%. Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết ở các nhóm và BN mắc bệnh VMĐTĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các BN kiểm soát đường huyết kém có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 1,7 lần nhóm BN có mức độ kiểm soát tốt. Theo nghiên cứu của Lima và cộng sự cho thấy rằng mắc bệnh ĐTĐ với tình trạng kiểm soát đường huyết kém làm tăng tỉ lệ mắc bệnh VMĐTĐ lên 3,83 lần4. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh VMĐTĐ giữa 2 nhóm HbA1C <7% và ≥7%. Những BN có HbA1C >7% có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn 2,5 lần so với những BN có HbA1C <7%5. Theo nghiên cứu của Dương Thị Mai Phương tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỉ lệ kiểm soát đường huyết kém ở BN mắc bệnh VMĐTĐ là 66,4%1. Nghiên cứu của Đỗ Đình Tùng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho thấy nhóm kiểm soát HbA1c kém (>7,5%) có tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn gấp 2,8 lần nhóm kiểm soát HbA1c trung bình hoặc tốt2. Theo nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ BN kiểm soát HbA1c kém mắc bệnh VMĐTĐ cao gấp 1,59 lần so với BN kiểm soát HbA1c mức độ kiểm soát tốt. Từ đó cho thấy, nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác đều chỉ ra rằng: Có mối liên quan giữa chỉ số HbA1C, glucose máu và bệnh VMĐTĐ. Chỉ số HbA1C, glucose máu tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ. Do đó BN mắc bệnh ĐTĐ cần phải được kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ, hạn chế tỉ lệ mù lòa.

7. KẾT LUẬN

8. Nghiên cứu được thực hiện trên 126 bệnh nhân đái tháo đường cho thấy, bệnh nhân ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,4%, chủ yếu gặp bệnh nhân mắc đái tháo đường ≤10 năm, mức độ kiểm soát đường huyết kém của bệnh nhân trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao > 50%.

9. Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường, mức độ kiểm soát đường huyết với tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Vì vậy cần phải có chiến lược khám sàng lọc bệnh võng mạc đái tháo đường bên cạnh việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Vì tổn thương mắt ở người bệnh đái tháo đường chủ yếu là tổn thương võng mạc nên cần phải kiểm tra và phát hiện sớm tổn thương võng mạc ở giai đoạn chưa tăng sinh để làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

10. TÀI LIỆU THAM KHẢO

11. Dương Thị Mai Phương & cộng sự. Thực trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 527(1) (2023).

12. Đỗ Đình Tùng & Nguyễn Viết Thịnh. Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, glucose, HbA1C với bệnh lý võng mạc mắt ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tạp chí Y học Việt Nam. 525(2) (2023) doi:10.51298/vmj.v525i2.5262

13. Jingi A. M. & et al. Epidemiology and treatment outcomes of diabetic retinopathy in a diabetic population from Cameroon. BMC Ophthalmol. Feb 24 14:19 (2014) doi:10.1186/1471-2415-14-19

14. Lima V. C. & et al. Risk factors for diabetic retinopathy: a case–control study. International Journal of Retina and Vitreous. 2(1):21 (2016) doi:10.1186/s40942-016-0047-6

15. Phạm Thị Thanh Thủy. Nghiên cứu biến chứng mắt trên bệnh nhân đái tháo đường tại Phòng khám đa khoa Yên Hòa. Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội; (2020).

16. Vũ Thanh Bình & cộng sự. Đặc điểm tổn thương võng mạc mắt đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. (2021).

17. Yuhang Ma & et al. Prevalence of and risk factors for diabetic retinopathy in residents with different types of abnormal glucose metabolism with or without hypertension: A suburban community-based cross-sectional study. Front Endocrinol (Lausanne). 13:966619 (2022) doi:10.3389/fendo.2022.966619

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại-NoDerivatives 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược