MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC GIẾNG KHOAN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGỌC THIỆN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Nghiên cứu | Tập 2 Số 4 (2023)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược, Tập 2 Số 4 (2023)
Nghiên cứu

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC GIẾNG KHOAN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGỌC THIỆN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Toàn văn

HTML | 2 | 47
PDF | 6 | 47
1.
Nguyễn, T. H. Y., Nguyễn, T. Q. H., Trương , V. T., Nguyễn, T. H. N., Nguyễn , T. P. L. & Trương, N. Q. G. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC GIẾNG KHOAN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGỌC THIỆN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược 2, 169–180 (2023).
HTML | 2 | 47
PDF | 6 | 47
Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Trương Viết Trường
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Phương Lan
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Trương Nguyễn Quỳnh Giao
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay bên cạnh nguồn nước thủy cục, vẫn có rất nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn nước ngầm cho các mục đích khác nhau như sinh hoạt, ăn uống và tưới cây xanh. Việc sử dụng nguồn nước ngầm trực tiếp không qua xử lý khiến người dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh. Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố nguy cơ đối với nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, đã thực hiện với 202 hộ dân sử dụng nguồn nước giếng khoan thuộc địa bàn xã Ngọc Thiện. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình không có nguy cơ bị ô nhiễm là 79,7%; Tỷ lệ hộ gia đình có nguy cơ bị ô nhiễm là 20,3%. Hầu hết các hộ gia đình đều có khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước đạt tiêu chuẩn trên 10m. Tỷ lệ hộ gia đình có khoảng cách từ nhà tiêu so với nguồn nước là 3%; Từ bãi rác so với nguồn nước là 4,5%; Từ chuồng gia súc tới nguồn nước là 8,4%; Từ các nguồn ô nhiễm khác so với nguồn nước là 9,4%. Tỷ lệ hộ gia đình có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng là 12,4%; Tỷ lệ hộ gia đình có nước đọng vũng trong vòng 2m là 7,9%; Tỷ lệ hộ gia đình có vách giếng bị hở bị nứt là 6,9%. Tỷ lệ hộ gia đình có rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải là 100%; Tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc đặt trên nền giếng là 9,4%. Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với nguồn nước đang sử dụng của các hộ gia đình.

Từ khóa:  Nguồn nước giếng khoan; Yếu tố nguy cơ; Nước ngầm; Xã Ngọc Thiện

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho mọi hoạt động, nước không chỉ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất con người mà còn cho các sinh vật tồn tại trên Trái đất1. Nguồn nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt phổ biến của người dân. Ở Việt Nam, UNICEF ước tính có khoảng 10-15 triệu người (Khoảng 13,5% dân số) đang sử dụng nước ăn uống từ nước giếng khoan2. Nhưng nguồn nước giếng khoan này có thực sự được đảm bảo và trên thực tế thì nước giếng khoan có thể có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trong tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng thì nguồn nước ngầm cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Các chất thải, nước thải sinh hoạt, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón,...đã và đang xâm nhập xuống nguồn nước ngầm và gây hại cho nguồn nước này. Việc sử dụng nguồn nước ngầm trực tiếp không qua xử lý khiến người sử dụng phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh3. Vì vậy, nước giếng khoan lại càng trở nên không an toàn đặc biệt là những vùng ô nhiễm nặng. Theo thống kê của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường cho thấy ở Việt Nam có khoảng 21,5% dân số sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý4.

Ngọc Thiện là một xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có nền kinh tế phát triển chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp và phát triển theo xu hướng tập trung và quy mô vừa phải. Với tình hình kinh tế nông nghiệp phát triển như hiện nay thì lượng phân bón và các loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều. Và việc xây dựng các công trình vệ sinh gần nguồn nước, các hệ thống dẫn nước không được đảm bảo hay việc sử dụng không hợp lí và lượng dư hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn đọng lại sẽ ngấm xuống lòng đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Để biết được nguồn nước của các hộ gia đình tại đây có nguy cơ gây bị ô nhiễm hay không? Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số yếu tố nguy cơ đối với nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” với mục tiêu: Mô tả một số yếu tố nguy cơ đối với nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2022.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nước giếng khoan và các hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Những hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Những hộ gia đình không sử dụng nguồn nước giếng khoan và những hộ không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2022 đến tháng 08/2022.

Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

C:\Users\HK\Desktop\ct2.pngCỡ mẫu:

Trong đó:

- n: Là cỡ mẫu tối thiểu.

- : Với độ tin cậy là 95% thì = 1,96.

- p=0.656 (Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước giếng khoan không đúng quy định là 65,6%). Theo nghiên cứu về hiện trạng khai thác, quản lý và chất lượng nước ngầm giống cát ở tỉnh Trà Vinh5.

- d: Là mức sai số chấp nhận được, d=p= 0.0656.

Thay số vào công thức ta tính được n=202 hộ.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn 202 hộ gia đình có sử dụng nguồn nước giếng khoan tại 02 xóm thuộc xã Ngọc Thiện.

Chỉ số nghiên cứu:

- Tỷ lệ các hộ gia đình có yếu tố nguy cơ và không có yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước giếng khoan.

- Tỷ lệ mục đích sử dụng nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình.

Kỹ thuật thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá:

Công cụ thu thập số liệu: Bảng kiểm đánh giá nguy cơ về vệ sinh nơi khai thác nước giếng khoan theo thông tư 50/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và bộ câu hỏi phỏng vấn.

Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát đặc điểm vệ sinh nguồn nước giếng khoan và khoảng cách từ nguồn ô nhiễm tới nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình và phỏng vấn các hộ gia đình về cách sử dụng nguồn nước.

Xử lý số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm tin học EPIDATA và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 26.0.

Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân xã. Đề tài được thông qua hội đồng khoa học đào tạo khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan có yếu tố nguy cơ ô nhiễm (n=202)

Nguy cơ

n

%

Không có yếu tố nguy cơ

161

79,7

Có yếu tố nguy cơ

41

20,3

Kết quả Bảng 1 cho thấy: Trong 202 hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan thì có 161 hộ chiếm 79,7% không có yếu tố nguy cơ ô nhiễm và 41 hộ chiếm 20,3% có yếu tố nguy cơ ô nhiễm.

Bảng 2. Khoảng cách từ nguồn ô nhiễm tới nguồn nước giếng khoan

Khoảng cách

Trên 10 m

Dưới 10 m

Tổng số

n

%

n

%

n

%

So với nhà tiêu

196

97

6

3

202

100

So với bãi rác

193

95.5

9

4.5

202

100

So với chuồng gia súc

185

91.6

17

8.4

202

100

So với các nguồn ô nhiễm khác

183

90.6

19

9.4

202

100

Kết quả Bảng 2 cho thấy: Hầu hết các hộ gia đình đều có khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước đạt tiêu chuẩn trên 10m, tuy nhiên vẫn còn một số nhỏ hộ gia đình có khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước chưa đảm bảo, đặc biệt là khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm khác tới nguồn nước (9,4%) và khoảng cách từ chuồng gia súc tới nguồn nước (8,4%).

Bảng 3. Đặc điểm vệ sinh của nguồn nước giếng khoan

Đặc điểm vệ sinh

Tốt

Không tốt

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Có nước đọng vũng trong vòng 2m

186

92.1

16

7.9

202

100

Có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng

177

87.6

25

12.4

202

100

Giếng có nắp đậy

197

97.5

5

2.5

202

100

Có thành giếng

202

100

0

0

202

100

Có sân giếng

202

100

0

0

202

100

Vách giếng bị hở, bị nứt

188

93.1

14

6.9

202

100

Sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng

192

95

10

5

202

100

Kết quả Bảng 3 cho thấy: Phần lớn nguồn nước của các hộ gia đình có đặc điểm vệ sinh tốt, trong đó 100% các hộ đều có sân giếng, 97,5% giếng của các hộ gia đình có nắp đậy. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nguồn nước của các hộ gia đình có đặc điểm vệ sinh chưa đảm bảo: Có 12,4% hộ gia đình có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng, có 7,9% hộ gia đình có nước đọng vũng trong vòng 2m và có 6,9% hộ gia đình có vách giếng bị hở, bị nứt.

Bảng 4. Hệ thống thoát nước và dụng cụ lấy nước

Hệ thống thoát nước và dụng cụ lấy nước

Tốt

Không tốt

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Có rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải

202

100

0

0

202

100

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc đặt trên nền giếng

183

90.6

19

9.4

202

100

Kết quả Bảng 4 cho thấy 100% hộ gia đìnhh đều có rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải, có 90,6% hộ gia đình không có dụng cụ lấy nước bị bẩn đặt trên nền giếng và 9,4% hộ gia đình có dụng cụ lấy nước bị bẩn đặt trên nền giếng.

BÀN LUẬN

Ô nhiễm nước là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất ở nhiều nơi trên thế giới6-8. Việc không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản về nước an toàn là một trong những thảm kịch lớn của thời đại chúng ta và hàng tỷ người đã phải gánh chịu hậu quả9. Bằng chứng cho thấy rằng 44,5 triệu cư dân Hoa Kỳ lấy nước uống từ các giếng tư nhân phải đối mặt với rủi ro phơi nhiễm chất gây ô nhiễm trong nước cao hơn so với những người được phục vụ bởi nguồn cung cấp nước cộng đồng được quy định10.

Theo kết quả chúng tôi điều tra được tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan thì có 161 hộ (chiếm 79,7%) không có nguy cơ ô nhiễm và có 41 hộ (chiếm 20,3%) có nguy cơ ô nhiễm cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình có nguy cơ bị ô nhiễm khá cao.

Qua điều tra về khoảng cách từ nguồn ô nhiễm tới nguồn nước giếng khoan của các hộ gia đình tại xã Ngọc Thiện cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều có khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước đạt tiêu chuẩn trên 10m, tuy nhiên vẫn còn một số nhỏ hộ gia đình chưa có khoảng cách đảm bảo từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước đặc biệt là khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm khác tới nguồn nước có tỷ lệ 9,4%; Khoảng cách từ chuồng gia súc tới nguồn nước là 8,4%; Khoảng cách từ bãi rác tới nguồn nước là 4,5% và tỷ lệ số hộ gia đình có khoảng cách từ nhà tiêu tới nguồn nước là 3%. Cần phải tuyên truyền, hướng dẫn người dân xây dựng các công trình vệ sinh ra xa nguồn nước đảm bảo khoảng cách tối thiếu là 10m từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước giếng khoan.

Phần lớn nguồn nước của các hộ gia đình có đặc điểm vệ sinh tốt 100% các hộ đều có sân giếng, 97,5% giếng của các hộ gia đình có nắp đậy. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nguồn nước của các hộ gia đình có đặc điểm vệ sinh chưa đảm bảo, có 12,4% hộ gia đình có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng, có 7,9% hộ gia đình có nước đọng vũng trong vòng 2m 6,9% hộ gia đình có vách giếng bị hở, bị nứt và có 5% số hộ gia đình có sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng. Đối với những hộ gia đình có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng cần phải sửa lại hoặc thay để tránh tình trạng nước đọng vũng gây ô nhiễm nguồn nước, những hộ có nước đọng vũng trong vòng 2m cần phải xử lý và những hộ gia đình có vách giếng hay sân giếng bị hở, bị nứt cần phải sửa sang lại để đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.

Về vấn đề hệ thống thoát nước và dụng cụ lấy nước thì 100% hộ gia đìnhh đều có rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải, 90,6% số hộ không có dụng cụ lấy nước bị bẩn đặt trên nền giếng còn lại 9,4% hộ gia đình thì có dụng cụ lấy nước bị bẩn đặt trên nền giếng thì cần phải loại bỏ.

Nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn nước đang sử dụng có nhiều yếu tố gây nên là khoảng cách từ các công trình vệ sinh tới nguồn nước, đặc điểm vệ sinh nguồn nước của các hộ gia đình và cả những hệ thống, dụng cụ lấy nước không được đảm bảo cũng là những yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm đến nguồn nước đang sử dụng.

Việc sử dụng nguồn nước giếng khoan không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là những vùng có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước lại càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo nước ăn uống và sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nước cần phải được xử lý trước khi sử dụng. Cần phải lọc sạch nước. Hệ thống lọc ở các nhà máy nước có mục đích là cho nước máy các chất đục và trở nên trong, đồng thời cũng cải thiện được các tính chất vật lý và làm giảm đi một phần vi sinh vật11.

KẾT LUẬN

Một số yếu tố nguy cơ đối với nguồn nước giếng khoan của người dân tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang:

- Tỷ lệ hộ gia đình không có nguy cơ bị ô nhiễm là 79,7%, tỷ lệ hộ gia đình có nguy cơ bị ô nhiễm là 20,3%.

- Hầu hết các hộ gia đình đều có khoảng cách từ các nguồn ô nhiễm tới nguồn nước đạt tiêu chuẩn trên 10m. Nguy cơ cao nhất từ các nguồn ô nhiễm khác so với nguồn nước là 9,4%, nguy cơ thấp nhất từ nhà tiêu so với nguồn nước là 3%.

- Phần lớn nguồn nước của các hộ gia đình có đặc điểm vệ sinh tốt:

Tỷ lệ hộ gia đình: Có hệ thống dẫn nước bị hỏng làm nước đọng vũng là 12,4%, nước đọng vũng trong vòng 2m là 7,9%, vách giếng bị hở bị nứt là 6,9%

Tỷ lệ hộ gia đình có rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải là 100%.

Tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc đặt trên nền giếng là 9,4%.

KHUYẾN NGHỊ

Cần phải tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước giếng khoan và biết sử dụng nguồn nước giếng khoan đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hướng dẫn người dân xây dựng các công trình vệ sinh ra xa nguồn nước đảm bảo khoảng cách trên 10m và cải tạo lại các hệ thống dẫn nước để tránh nước đọng vũng gần những nguồn nước đang sử dụng

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hồng Tân. Đánh giá chất lượng nước giếng khoan ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học mở Thành Phố Hồ Chí Minh- Kỹ thuật và công nghệ 14.1, (2019).

2. UNICEF. Báo cáo kết quả điều tra ô nhiễm asen trong nước ngầm tại thành phố Hà Nội, tại Cục Khảo sát Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Ban HEG Miền Bắc. 001: Hà Nội.

3. Nguyễn Lan Phương & Mai Thị Thùy Dương. Đánh giá thực trạng nguồn nước ngầm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng số 5(126), (2018).

4. Nguyễn Thị Liên Hương & Đỗ Mạnh Cường. Tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Tạp chí Môi trường số 8, (2015).

5. Nguyễn Văn Bé & Trần Thanh Tuyền. Hiện trạng khai thác, quản lý và chất lượng nước ngầm giống cát ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ 8, 95-104, (2007).

6. Pang M., Song W., Zhang P., Shao Y., Li L., Pang Y., Wang J., Xu Q. Research into the Eutrophication of an Artificial Playground Lake near the Yangtze River. Sustainability 10:867,(2018). doi: 10.3390/su10030867. [CrossRef] [Google Scholar].

7. Zhang C., Guo S., Zhang F., Engel B.A., Guo P. Towards sustainable water resources planning and pollution control: Inexact joint-probabilistic double-sided stochastic chance-constrained programming model. Sci. Total Environ 657:73–86(2019). doi: 10.1016/j.scitotenv.2018.11.463. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar].

8. Gao X., Shen J., He W., Sun F., Zhang Z., Guo W., Zhang X., Kong Y. An evolutionary game analysis of governments’ decision-making behaviors and factors influencing watershed ecological compensation in China. J. Environ. Manag 251:109592, (2019). doi: 10.1016/j.jenvman.2019.109592. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

9. Gao X., Shen J., He W., Sun F., Zhang Z., Zhang X., Zhang C., Kong Y., An M., Yuan L., et al. Changes in Ecosystem Services Value and Establishment of Watershed Ecological Compensation Standards. Int. J. Environ. Res. Public Health 16:2951, (2019). doi: 10.3390/ijerph16162951. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar

10. Chen Z., Kahn M.E., Liu Y., Wang Z. The consequences of spatially differentiated water pollution regulation in China. J. Environ. Econ. Manag 88:468–485 (2018). doi: 10.1016/j.jeem.2018.01.010. [CrossRef] [Google Scholar].

11. MacDonald Gibson J, Pieper KJ. Strategies to Improve Private-Well Water Quality: A North Carolina Perspective. Environ Health Perspect 7, 125(7):076001 (2017). doi: 10.1289/EHP890. PMID: 28728142; PMCID: PMC5744693.

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại-NoDerivatives 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược