Outline
Abstract
Background: Coronavirus disease 2019 exerts a negative impact on public health and all aspects of socio-economic life. The knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 play an important role in controlling the pandemic. Objectives: To evaluate knowledge, attitude, and practice toward COVID-19 among nursing students at Thai Nguyen of the University of Medicine and Pharmacy. Methods: The research design was cross-sectional descriptive. Online questionnaires were used for the collection of the data by providing a survey for 357 nursing students. The questionnaire included four parts: Demographics, Knowledge, Attitude, and Practices. Descriptive statistics were used for data analysis. Results: The results revealed that most of the nursing students were female, and made up 91.1%, the average age was 19.1 ± 1.39. The percentage of students with correct and incorrect knowledge of COVID-19 accounted for 32.2% and 67.8% respectively. Those who had positive attitudes and good practices toward COVID-19 were 92.2%, and 92.4% respectively. Conclusions: The rates of students who had positive attitudes and practices toward COVID-19 were high. However, the number of participants who had good knowledge of this disease was low. The Faculty of Nursing should further strengthen propaganda and education to promptly update students’ knowledge, attitudes, and practices toward COVID-19 in the face of the continuing complicated progress of the pandemic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào tháng 12 năm 2019, một đợt bùng phát bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân đã được báo cáo ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cấy các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của người mắc bệnh, đã phân lập và phân tích bộ gen cho thấy nó là một loại vi rút corona mới có liên quan đến SARS-CoV, và được đặt tên là virut corona hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng 2 (SARS- CoV-2)1. Sự lây lan toàn cầu của SARS-CoV-2 và hàng nghìn trường hợp tử vong do bệnh corona (COVID-19) đã khiến tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 12 tháng 3 năm 20202.
Sự bùng phát COVID-19 hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nên sự hoang mang và lo lắng cho người dân trên toàn thế giới. Đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, gây tổn hại nặng nề đến kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến an sinh – xã hội, là thách thức lớn đối với ngành y tế trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị, đại dịch đã gây quá tải hệ thống y tế của nhiều quốc gia trên thế giới3. Phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, trong đó có vai trò xung kích và tiên phong của giới trẻ. Trong bối cảnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, sinh viên Điều dưỡng đã và sẽ là lực lượng tiềm năng và xung kích tham gia phòng chống dịch hiệu quả. Kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống COVID-19 có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa dịch COVID-19 của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Điều dưỡng chính quy từ năm 1 đến năm 4.
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Cỡ mẫu được xác định theo công thức của Taro Yamane Yamane (1973)4
N | |
n = | 1+N(e)2 |
n = cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
N = quần thể nghiên cứu với tổng số sinh viên Điều dưỡng tại thời điểm nghiên cứu là 793, e là sai số chọn mẫu = 0,05. Tuy nhiên do dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu thập số liệu qua Google form, tỉ lệ tham gia nghiên cứu và hoàn thành trả lời bộ câu hỏi không cao. Do đó, mẫu tăng thêm là toàn bộ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 là 793. Có 45% sinh viên hoàn thành trả lời bộ câu hỏi n = 357. Cách chọn mẫu: Thuận tiện, chọn toàn bộ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 trong danh sách lớp Cử nhân Điều dưỡng chính quy.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ công cụ được điều chỉnh cập nhật dựa trên bộ công câu hỏi của Ts. Đỗ Thị Hà (2020) và tham khảo các tài liệu về COVID- 19, các hướng dẫn phòng ngừa dịch COVID-19 cập nhật từ Tổ chức Y tế Thế Giới và Bộ Y tế Việt Nam5,6. Độ tin cậy của bộ câu hỏi kiến thức, thái độ, thực hành trong nghiên cứu này lần lượt là 0,89; 0,85; 0,917. Bộ công cụ gồm 4 phần:
Phần 1: Thông tin cá nhân bao gồm về tuổi, giới tính, hộ khẩu thường trú, khoá học, nguồn tiếp cận các thông tin dịch bệnh, sự tham gia những hoạt động, phong trào phòng chống dịch tại trường hoặc địa phương trong thời gian diễn biến dịch bệnh.
Phần 2: Kiến thức của sinh viên về COVID-19 gồm 21 câu hỏi. Phần 3: Thái độ của sinh viên về phòng ngừa COVID-19 gồm 18 câu. Phần 4: Thực hành của sinh viên về phòng ngừa COVID-19 gồm 30 câu.
Thời gian thu thập số liệu: tháng 10 năm 2021.
Kỹ thuật thu thập số liệu: Nghiên cứu viên liên hệ Ban Chủ nhiệm Khoa Điều dưỡng và cố vấn học tập của các lớp trình bày về nội dung và mục tiêu của nghiên cứu sau đó phối hợp với các cố vấn học tập chuyển thư mời sinh viên tham gia nghiên cứu và đường link google form khảo sát tới sinh viên năm 1 đến năm 4 của Khoa Điều Dưỡng.
Phương pháp xử lý – Phân tích số liệu
Thống kê mô tả đã được sử dụng để phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=357)
n | % | ||
Tuổi | 18 19 – 20 21 – 22 23 Mean = 19,1; SD = 1,3 | 177 74 104 2 | 49,6 20,7 29,1 0,6 |
Năm học | Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 | 194 61 66 36 | 54,3 17,1 18,5 10,1 |
Giới | Nam Nữ | 328 29 | 91,9 8,1 |
Quê quán | Bắc giang Hà Nội Phú thọ Thái Nguyên Vĩnh Phúc Các tỉnh thành khác (22 tỉnh) | 39 32 50 68 20 148 | 10,9 9 14 19 5,6 41,4 |
Tham gia hoạt động phòng chống COVID-19 | Có Không | 165 192 | 46,2 53,7 |
Trực chốt chống dịch tại địa phương Tham gia đội hình | 69 | 41,8 | |
Các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 | Sinh viên – Y Bác sĩ của trường tình nguyện tham gia hỗ trợ ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 | 26 | 15,8 |
Tham gia cuộc thi “Sáng tác tranh cổ động, tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 năm 2020” | 70 | 42,4 | |
Các đường dẫn thông tin Bộ Y tế | 183 | 51,3 | |
Loa phát thanh địa phương | 146 | 40,9 | |
Nguồn thông tin | Tivi | 176 | 49,3 |
Mạng xã hội (zalo, facebook,…) | 181 | 50,7 |
Kết quả bảng 1 cho thấy sinh viên tham gia nghiên cứu chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất (54,3%). Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm đa số là 91,9% nam chiếm tỷ lệ 8,1%. Sinh viên tham gia nghiên cứu đến từ 27 tỉnh thành phố chủ yếu từ các tỉnh miền bắc trong đó Thái Nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất 19%. Sinh viên nghe các thông tin về COVID-19 chủ yếu từ các đường dẫn thông tin Bộ Y tế (51,3%), có 46,2% sinh viên trả lời có tham gia các hoạt động phòng chống COVID-19 tại địa phương cũng như tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên với nhiều hoạt động khác nhau trong đó sáng tác tranh cổ động, tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 năm 2021 (42,4)% là hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất.
Kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa COVID-19 Bảng 2: Kiến thức về phòng chống COVID-19 của sinh viên Điều Dưỡng (n=357)
Kiến thức về phòng chống Covid 19 | Đúng n (%) | Chưa đúng n (%) | |
KT1 | Chủng virus gây bệnh | 312 (87,4) | 45 (12,6) |
KT2 | Đối tượng nguy cơ mắc bệnh | 340 (95,2) | 17 (4,8) |
KT3 | Thời gian ủ bệnh | 343 (96,1) | 14 (3,9) |
KT4 | Đường lây nhiễm chính | 332 (93,0) | 25 (7,0) |
KT5 | Bệnh truyền nhiễm nhóm A | 330 (92,4) | 27 (7,6) |
KT6 | *Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ biểu hiện tất cả các triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau cơ, mất khứu giác và vị giác. | 57 (16,0) | 300 (84,0) |
KT7 | *Khả năng lây truyền khi tái nhiễm không có biểu hiện triệu chứng | 286 (80,1) | 71 (19,9) |
KT8 | Những người nhiễm covid 19 mức độ nguy cơ thấp có thể điều trị tại nhà | 304 (85,2) | 53 (14,8) |
KT9 | COVID-19 phòng ngừa được | 340 (95,2) | 17 (4,8) |
KT10 | Vắc xin phòng Covid 19 được cấp phép sử dụng tại Việt Nam | 294 (82,4) | 63 (17,6) |
KT11 | Rửa tay đúng cách phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 | 353 (98.9) | 4 (1,1) |
KT12 | Đeo khẩu trang hạn chế lây nhiễm COVID-19 | 348 (97,5) | 9 (2,5) |
KT13 | *Chỉ những người chưa tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid 19 mới phải đeo khẩu trang | 315 (88,2) | 42 (11,8) |
KT14 | Móng tay dài gây tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 | 147 (41,2) | 210 (58,8) |
KT15 | *Xịt dung dịch cồn sát khuẩn lên người thường xuyên phòng ngừa được lây nhiễm COVID-19 | 96 (26,9) | 261 (73,1) |
KT16 | Thói quen tựa lưng vào thành trong thang máy làm tăng nguy cơ lây truyền COVID-19 một cách gián tiếp | 253 (70,9) | 104 (29,1) |
KT17 | *Cầu nguyện thường xuyên phòng ngừa được lây nhiễm COVID-19 | 292 (92,2) | 65 (7,8) |
KT18 | Bổ sung dinh dưỡng kèm các Vitamin C, D giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa COVID-19 | 339 (95) | 18 (5) |
KT19 | *Tập luyện thể thao không liên quan đến việc phòng ngừa COVID-19 | 289 (81) | 68 (19) |
KT20 | Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp phòng ngừa covid 19 | 325 (93,8) | 32 (6,2) |
KT21 | Cần cách cách ly F0 để phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng | 356 (99,7) | 1 (0,3) |
KT22 | **Kiến thức chung | 115 (32,2) | 242 (67,8) |
* Là câu chưa đúng; ** Điểm cắt 80%
Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về phòng ngừa COVID-19 là 32,2% và có kiến thức chưa đúng về phòng chống dịch COVID-19 chiếm tỷ lệ cao 67,8%. Trong đó một số kiến thức chưa đúng chiếm tỷ lệ cao như biểu hiện triệu chứng COVID-19 (84%), xịt dung dịch cồn lên người (73,1%) nguy cơ lây nhiễm từ móng tay dài (58,8%), tựa lưng vào thành thang máy (29,1%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra phần lớn sinh viên có thái độ chung về phòng ngừa COVID-19 là tích cực chiếm tỷ lệ cao 92,2%. Trong đó thái độ tích cực giữ gìn tốt sức khoẻ trong quá trình học tập, tuân thủ các quy định của Chính phủ và khuyến cáo của Bộ Y tế, sự cần thiết của đeo khẩu trang, rửa tay, sẵn sàng tình nguyện tham gia các hoạt động, phong trào phòng chống dịch của Nhà trường chiếm tỷ lệ từ 93,8 đến 98,9%.
Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên có thực hành chung đúng trong phòng ngừa COVID-19 chiếm tỷ rất cao 92,4%. Hầu hết sinh viên (99,4% ) báo cáo luôn nghiêm túc chấp hành khi có các chỉ thị về giãn cách, rửa tay đúng cách, thực hiện ăn chín, uống sôi và luôn luôn đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người. Tuy nhiên vẫn còn 36,7% sinh viên khi đeo khẩu trang có chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang và 32,8% chạm tay không sạch lên mắt mũi miệng.
BÀN LUẬN
Kết quả đánh giá kiến thức phòng ngừa COVID-19 của sinh viên Điều dưỡng trong nghiên cứu này cho thấy sinh viên có kiến thức đúng về phòng ngừa COVID-19 chiếm tỷ lệ 32,2%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Ayed A tại Plestine chỉ có 38,5% sinh viên Điều dưỡng có kiến thức tốt về phòng ngừa COVID-
198. Tỷ lệ này thấp hơn Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh là 86,6%9, đại học Saudi Arabia là 72% sinh viên10. Điều này có thể do thời điểm của các nghiên cứu khác nhau. Đối tượng sinh viên Điều dưỡng trong nghiên cứu này chủ yếu là năm thứ nhất chiếm tỷ lệ 54,3% nên có thể kiến thức phòng ngừa COVID kém hơn11. Hơn nữa, thời điểm khảo sát là vào tháng 10 khi sinh viên vừa hoàn thành các thủ tục nhập trường việc tiếp cận với các lớp tập huấn về phòng ngừa COVID-19 của Nhà trường còn hạn chế. Tại thời điểm nghiên cứu, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp12, nhiều kiến thức mới, thay đổi liên tục về phòng ngừa COVID-19 trong khi đó sinh viên chủ yếu tiếp cận với nguồn thông tin không chính thống từ mạng xã hội (50,7%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra có 67,8% sinh viên chưa có kiến thức đúng về phòng ngừa COVID-19. Trong đó 84,0% sinh viên chưa hiểu đúng về triệu chứng của bệnh, 58% sinh viên cho rằng móng tay dài không gây tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Ts Hà năm 2020 ở sinh viên Điều dưỡng tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với kết quả lần lượt là 64,7% và 44,5%7. Sinh viên coi việc xịt dung dịch cồn sát khuẩn lên người thường xuyên phòng ngừa được lây nhiễm COVID-19 chiếm tỷ lệ 73,1%. Bộ Y tế có hướng dẫn tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên người. Việc phun khử khuẩn này không có hiệu quả để khử khuẩn mà còn gây hậu quả nặng nề như: ô nhiễm môi trường, lãng phí hóa chất, đặc biệt không an toàn cho sức khỏe của người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết sinh viên thái độ chung về phòng chống COVID-19 là tích cực chiếm tỷ lệ 92,2%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của tác giả Hà tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho thấy 92,7% sinh viên điều dưỡng có thái độ tích cực7. Tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này thấp hơn chiếm 68,8%9. Tại Palestin cho thấy tỷ lệ này thấp hơn nữa chỉ chiếm 7,8%8. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 93,8%
sinh viên Điều Dưỡng sẵn sàng tình nguyên tham gia phong trào phòng chống dịch của Nhà trường, cũng như mặt trận chống dịch tuyến đầu. Kết quả này cao hơn khảo sát của Đỗ Thị Hà tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch là 75,6%7. Trong thời gian có nhiều nhiều sinh viên Điều dưỡng tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19 tại trung tâm hồi sức COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên13, Đồng Nai14, thành phố Hồ Chí Minh15.
Tuy nhiên vẫn có tới 30,5% sinh viên có thái độ cho rằng vứt bỏ khẩu trang loại dùng một lần sau khi sử dụng gây lãng phí một cách không cần thiết, kết quả này cao hơn tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với tỷ lệ là 18,2%7. Điều này có thể liên quan đến một số sinh viên có điều kiện gia đình kinh tế khó khăn trong thời gian dịch bệnh nên việc chi phí cho việc mua khẩu trang có thể trở thành gánh nặng cho sinh viên.
Kết quả về thực hành chung đúng trong phòng chống COVID-19 chiếm tỷ lệ 92,4%. Mặc dù tỷ lệ về kiến thức phòng ngừa chung về COVID-19 thấp 32,2% nhưng thực hành về phòng ngừa COVID-19 vẫn đạt tỷ lệ cao. Do phần thực hành khảo sát tập trung vào các hành vi phòng ngừa cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang, thực hiện phòng ngừa khi ho và hắt hơi, tuân thủ giãn cách… là những nội dung mà kiến thức của sinh viên về vấn đề này rất tốt. Kết quả này tương tự khảo sát với sinh viên ngành sức khỏe tại Đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh là 92,8%9. Một khảo sát khác trên 525 sinh viên Điều dưỡng tại Đại học Palermo cho thấy 89,3% thực hành phòng ngừa tốt16. Kết quả này cao hơn kết quả của Bùi Huy Tùng khảo sát sinh viên tại trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội là 43,7%17. Trong đó sinh viên nghiêm túc chấp hành khi có chỉ thị về giãn cách xã hội của Thủ tướng và chính quyền địa phương là 99,4. Kết quả này tương tự như sinh viên tại Trường Đại học Y Uttarakhand 98,6% báo cáo tránh đi du lịch hoặc đi chơi không cần thiết và luôn duy trì khoảng cách xã hội trong thời gian bùng phát dịch18. Tại Oman 87,7% sinh viên Điều dưỡng tránh xa những nơi đông đúc11. Nghiên cứu này kết quả chỉ ra 99,4% sinh viên luôn đeo khẩu trang chỗ đông người, 97,2% sinh viên thực hiện rửa tay trước khi ăn và rửa tay đúng cách tối thiểu 20 giây là 92,2%. Kết quả này tương tự tại Philippines có 96,2% sinh viên Điều dưỡng có báo cáo thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang19.
Tuy nhiên cũng vẫn có 36,7% sinh viên chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Đỗ Thị Hà là 20,8%. Điều này có thể do việc lựa chọn khẩu trang chưa phù hợp dẫn đến việc khẩu trang quá chặt hoặc quá lỏng, trong quá trình giao tiếp gây khó chịu hoặc khẩu trang bị tụt xuống làm sinh viên theo thói quen sờ chạm vào mặt ngoài điều chỉnh khẩu trang thay vì chỉnh từ phía quai của khẩu trang. Vẫn có 32,8% chạm tay không sạch lên mắt, mũi, miệng. Kết quả này cao hơn khảo sát tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với kết quả là 14,9%. Có thể do sinh viên chưa hình thành được thói quen không sờ tay lên mắt mũi miệng.
KẾT LUẬN
Hầu hết sinh viên Điều Dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái nguyên có thái độ tích cực và thực hành đúng về phòng ngừa COVID-19, tuy nhiên vẫn còn nhiều sinh viên chưa có kiến thức đúng về phòng ngừa COVID-19.
KIẾN NGHỊ
Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên và Khoa Điều dưỡng cần tăng cường tuyên truyền giáo dục sớm và kịp thời hơn nữa những kiến thức mới, cập nhật về phòng ngừa COVID-19 thông qua lồng ghép cùng các buổi sinh hoạt lớp, buổi giảng dạy trực tuyến, trực tiếp cũng như tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa COVID cho sinh viên Điều dưỡng.
References
1. Ciotti, M. et al. The COVID-19 pandemic. Critical reviews in clinical laboratory sciences 57, 365-388 (2020).
2. WHO Director. General's opening remarks at the media briefing on COVID-19 - 11 March 2020,
3. <https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general- s-opening-remarks-at-the-media-briefing-on-covid-19> (2020).
4. Haleem, A., Javaid, M. & Vaishya, R. Effects of COVID-19 pandemic in daily life. Current medicine research and practice 10, 78 (2020).
5. Tamane, T. Statistics, An Introductory Analysis. 2nd Ed edn, (Harper and Row, 1967).
6. Bộ Y Tế. Quyết định số 2008/QĐ-BYT về việc hướng dẫn Chẩn Đoán và Điều trị Covid -19 do chủng virut Corona mới ( SARS-CoV-2). (2021).
7. Bệnh viện Bạch Mai. Các ca tái dương tính Covid-19: GS truyền nhiễm khẳng định chỉ là 'xác virus', không lây cộng đồng,
8. (2020).
9. Đỗ Thị Hà. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa covid-19 của sinh viên Khoa Điều dưỡng – kỹ thuật y học
10. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Y học TP Hồ Chí Minh 25, 359-368 (2021).
11. Ayed, A. & Zabn, K. Knowledge and Attitude Towards COVID-19 Among Nursing Students: Palestinian Perspective. SAGE open nursing 7, 1-5, doi:10.1177/23779608211015150 (2021).
12. Phạm Lê An et al. Knowledge, attitude, and practice towards COVID-19 among healthcare students in Vietnam. Infection and drug resistance 14, 3405 (2021).
13. Begum, F. Knowledge, Attitudes, and Practices towards COVID-19 among B.Sc. Nursing Students in Selected Nursing Institution in Saudi Arabia during COVID-19 Outbreak: An Online Survey. Saudi Journal of Nursing and Health Care 3(7), 194-198, doi:10.36348/sjnhc.2020.v03i07.002 (2020).
14. Alshdefat, A., Natarajan, J., Joseph, M. A., Baker, R. A. & Qutishat, M. G. Knowledge, Attitude and Practice of Nursing Students towards COVID-19 Pandemic in Oman. International Journal of Nursing Education 13, 23-30 (2021).
15. CDC. Phân loại và định nghĩa biến thể SARS-CoV-2,
16. <https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019 ncov/variants/variant-classifications.html> (2021).
17. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Quyết định số 469/QĐ- BV về việc cử sinh viên Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên tham gia công tác tại trung tâm Hồi Sức Covid 19 trung ương Thái Nguyên (2022).
18. Ủy ban nhân dân tỉnh. Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc cử đoàn cán bộ, sinh viên của Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid- 19 tại tỉnh Đồng Nai (2021).
19. Đại học Thái Nguyên. Quyết định số 1402/QĐ-ĐHYD về việc cử đoàn tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh (2021).
20. Sandro Provenzano, O. E. S., Francesco Armetta,Giuseppina Pesco, Alessandra Allegro, Maria Lampasona,Antonio Terranova,Giuseppe D’Anna, and Alberto Firenze. COVID-19 infection: comparing the knowledge, attitude and practices in a sample of nursing students. Acta Biomed 91, doi: 10.23750/abm.v91i12-S.10252 (2020).
21. Bùi Huy Tùng, H. T. N. M., Lê Thị Thu Hường. Khảo sát. Y học Cộng Đồng 62, 13-18 (2020).
22. Sonam Maheshwari, P. K. G., Richa Sinha, Pravesh Rawat. Knowledge, attitude, and practice towards coronavirus disease 2019 (COVID-19) among medical students: A cross-sectional study. Journal of acute díease 9, 100-104, doi:10.4103/2221- 6189.283886 (2020).
23. Quisao, E. Z. S., Tayaba, R. R. R. & Soriano, G. P. Knowledge, attitude, and practice towards COVID-19 among student nurses in Manila, Philippines: A cross-sectional study. Belitung Nursing Journal 7, 203-209 (2021).

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License.
Copyright (c) 2023 Journal of Science and Technology in Medicine and Pharmacy