NHU CẦU HỌC CHỨNG CHỈ CHUYÊN SÂU TRONG RĂNG HÀM MẶT CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT VÀ BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nghiên cứu | Tập 2 Số 2 (2023)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược, Tập 2 Số 2 (2023)
Nghiên cứu

NHU CẦU HỌC CHỨNG CHỈ CHUYÊN SÂU TRONG RĂNG HÀM MẶT CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT VÀ BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Toàn văn

PDF | 8 | 54
HTML | 1 | 54
1.
Nguyễn , V. N. & Đàm , T. T. NHU CẦU HỌC CHỨNG CHỈ CHUYÊN SÂU TRONG RĂNG HÀM MẶT CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT VÀ BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN . Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược 2, 29–38 (2023).
PDF | 8 | 54
HTML | 1 | 54
DOI: 10.19982/jstmp.2023.2.3
10.19982/jstmp.2023.2.3
Nguyễn Văn Ninh
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
Đàm Thu Trang
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên

Tóm tắt

Đề tài nhằm phục vụ cho công tác đào tạo theo nhu cầu của khoa , kết quả đề tài giúp cho Nhà trường, khoa Răng Hàm Mặt xác định được nhu cầu của người học ở đây là các bác sỹ Răng Hàm Mặt được đào tạo của Khoa. Từ kết quả đề tài sẽ giúp khoa thiết kế khóa học chuyên sâu phù hợp với nhu cầu của người học. Mục tiêu: Xác định nhu cầu học chứng chỉ chuyên sâu trong  Răng Hàm Mặt của sinh viên  Răng Hàm Mặt và bác sỹ Răng Hàm Mặt tốt nghiệp trường  Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Học phần yêu thích của người học trong toàn khóa cao nhất là chỉnh nha 66,7%; tiếp đó là phục hình cố định 64,3%; nội nha 63,1%. Lĩnh vực mà người học muốn chuyên sâu chủ yếu chỉnh nha 54,8%. Tuy nhiên người học dành nhiều thời gian cho chuyên ngành ngành khoa tổng quát 50%. 84% người học muốn học nâng cao tay nghề bằng các khóa ngắn hạn có cấp chứng chỉ. Thời gian học linh động miễn là có thông báo trước 60,7%. Tỷ lệ lý thuyết/ lâm sàng được kỳ vọng là ½ (69%).

Từ khóa:  Nhu cầu người học, chứng chỉ ngắn hạn Răng Hàm Mặt

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành Răng Hàm Mặt là một ngành đặc thù, cần có sự đào tạo kiến thức chuyên sâu trong từng phân môn nhỏ để nha sỹ có thể làm việc một cách hiệu quả. Trong quá trình học đại học, sinh viên sẽ được học tổng quát hầu như các phân môn như: răng trẻ em, phục hình cố định, chỉnh nha, phẫu thuật hàm mặt...Việc học này sẽ giúp các bác sỹ Răng Hàm Mặt sau khi tốt nghiệp có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề cũng như kiến thức nền tảng để bắt đầu hành nghề. Việc tham gia các khóa đào tạo liên tục ngày nay là yêu cầu bắt buộc với các bác sỹ lâm sàng[1], [2], [3]. Nhu cầu đó là cơ sở để các cơ sở đào tạo Răng Hàm Mặt tổ chức các khóa học chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên việc khảo sát để định hình nhu cầu của học viên về từng chuyên ngành cũng như một số tiêu chí để khóa học hiệu quả cho học viên. Mục tiêu: Xác định nhu cầu học chứng chỉ chuyên sâu trong Răng Hàm Mặt của sinh viên Răng Hàm Mặt và bác sỹ Răng Hàm Mặt tốt nghiệp trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên .

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng:

- Sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm thứ 5, năm thứ 6

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt tốt nghiệp trường Đại học Y Dược Y Dược Thái Nguyên

Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: 5/2021 -10/2021

Phương pháp nghiên cứu:

* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

* Phương pháp chọn mẫu:

- Sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y DượcThái Nguyên năm thứ 5 đến năm thứ 6

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt tốt nghiệp trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: Khóa K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7.

* Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp định lượng và định tính

Cỡ mẫu:

- Định lượng: Toàn bộ các lớp sinh viên Răng Hàm Mặt K9, K8 và các bác sỹ đã tốt nghiệp Răng Hàm mặt tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tổng số người đã tham gia khảo sát 86 học viên

2.6. Chỉ số nghiên cứu:

- Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. [4]

- Chuyên sâu: Trong ngành Răng Hàm Mặt có những chuyên môn lẻ đặc thù: chỉnh nha, phục hình, nội nha,..mỗi ngành học có những kỹ thuật, phương pháp điều trị chuyên biệt. Ngoài ra trong ngành Răng Hàm Mặt luôn có sự thay đổi vật liệu, phương pháp, kỹ thuật,..do đó yêu cầu tính cập nhật cao.

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, năm học, định hướng nghề nghiệp

- Ngành học (bao gồm: Nội nha, phục hình, nha chu, phẫu thuật, chỉnh nha, răng trẻ em, nha khoa tổng quát).

- Học phần yêu thích, lĩnh vực chuyên sâu, dự kiến chuyên ngành làm việc, thời gian kinh nghiệm, hình thức học, thời điểm học, thời gian học, tỷ lệ lý thuyết/ thực hành kỳ vọng

Kỹ thuật thu thập thông tin:

- Phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở nội dung đã được hội đồng xét duyệt, phiếu được gửi tới đối tượng tham gia theo mail, zalo. Thông tin thu thập được xử lý trên phần mềm tích hợp với công cụ khảo sát trên driver. Số lượng và tỷ lệ các câu trả lời dược đưa vào bảng số liệu.

Xử lý số liệu: Trên phần mềm Epi info

KẾT QUẢ

C:\Users\HK\Desktop\Tập 2, số 2 2023\BĐ 1.png

Biểu đồ 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Khảo sát đối tượng nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy có 86 học viên tham gia vào bảng khảo sát do chúng tôi gửi. Trong đó tỷ lệ học viên phản hồi cao là: K8(28,6%); K2(22,6%), K7(16,7%)

C:\Users\HK\Desktop\Tập 2, số 2 2023\BĐ 2.png

Biểu đồ 2. Học phần yêu thích của bác sỹ trong toàn khóa học

Nhận xét: Biểu đồ 2 cho thấy học phần được yêu thích cao nhất là Chỉnh nha (66,7%), tiếp đó là Phục hình cố định(64,3%), Nội nha(63,1%,), Phẫu thuật miệng(41,7%), phẫu thuật hàm mặt (35,7%), Phục hình tháo lắp(31%).

C:\Users\HK\Desktop\Tập 2, số 2 2023\BĐ3.png

Biểu đồ 3. Lĩnh vực chuyên sâu của bác sỹ hiện tại mong muốn

Nhận xét: Biểu đồ 2 thể hiện lĩnh vực mà học viên mong muốn chuyên sâu đó là Chỉnh nha (54,8%); Phục hình (46,4%); Nội nha(36,9%). Trong đó lĩnh vực mà học viên mong muốn học nhất là chỉnh nha, tiếp đó là Phục hình, Nội nha. Một tỷ lệ không nhỏ học viên mong muốn làm Nha khoa tổng quát (41,7%) tức là một lĩnh vực đa chuyên ngành để có thể khám, điều trị những ca bệnh đơn giản.

C:\Users\HK\Desktop\Tập 2, số 2 2023\BĐ 4.png

Biểu đồ 4. Thời gian thực hành lâm sàng trong chuyên ngành của các bác sỹ răng

Nhận xét: Biểu đồ 4 là một bức tranh tổng quát cho thấy lĩnh vực mà học viên hiện tại làm việc trong đó Nha khoa tổng quát chiếm tỷ lệ cao nhất 50%; tiếp đó Nội nha (41,7%).

Khảo sát về hình thức học: Đa số học viên mong muốn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn đó các cơ sở đào tạo công lập tổ chức có cấp chứng chỉ(84%); bất cứ thởi điểm nào miễn là có kế hoạch trước (60,7%), ngày cuối tuần(17,9%).

69% có nguyện vọng học tỷ lệ lý thuyết/ thực hành là 1/228,6% mong muốn học khóa học có tỷ lệ lý thuyết/thực hành là 1/1.

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

  • Một số phản hồi của sinh viên Răng Hàm Mặt:

Sinh viên R8: Rất mong muốn khoa tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu nhất là trong lĩnh vực chỉnh nha, phục hình, nội nha.

Sinh viên R9: Mong muốn tham gia học một số chứng chỉ như chỉnh nha, phục hình, nội nha khi khoa tổ chức.

  • Một số phản hồi của bác sỹ Răng hàm Mặt đã tốt nghiệp tại trường:

Bác sỹ răng hàm mặt K7: Quá trình làm lâm sàng cần tăng cường kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về một số lĩnh vực: Chỉnh nha, phục hình,.. nên rất cần tham gia các khóa ngắn hạn nhất là khi khoa tổ chức.

Bác sỹ Răng Hàm Mặt K5: Do yêu cầu phải đào tạo liên tục của cán bộ y tế nên việc tham gia học và được cấp chứng chỉ là cần thiết

Sinh viên Răng Hàm Mặt K2: Tin tưởng vào chuyên môn của các thầy cô giáo tại khoa Răng hàm Mặt.

BÀN LUẬN

Bảng khảo sát của chúng tôi đã đưa ra được một mô hình sống động về những chuyên ngành thu hút sự chú ý của học viên như Chỉnh nha, Phục hình cố định, Nội nha. Đây là những chuyên ngành đòi hỏi kiến thức, kỹ năng sâu.

Chỉ có được đào tạo chuyên sâu thì nha sỹ mới có thể thực hiện được trên bệnh nhân. Đào tạo chuyên sâu là chìa khóa để học viên làm việc một cách hiệu quả, tự tin trong chuyên ngành yêu thích của họ. Phương pháp khảo sát được chúng tôi tham khảo trên mô hình của một số nghiên cứu đã công bố [5], [6].

Trong đề tài chúng tôi không phân cụ thể các đối tượng: Bác sỹ, sinh viên năm thứ 5 và thứ 6 vì theo quan điểm của nhóm nghiên cứu người học là người có nhu cầu học, với những sinh viên có định hướng ngay từ đầu học phần yêu thích thì việc sinh viên tiếp cận kỹ năng chuyên sâu hoàn toàn trong khả năng.

Ngành Răng Hàm Mặt là một ngành đặc thù, cần có sự đào tạo kiến thức chuyên sâu trong từng phân môn nhỏ để nha sỹ có thể làm việc một cách hiệu quả[7]. Các khóa đào tạo ngắn hạn mở ra không những đáp ứng yêu cầu của người học mà giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên thông qua đó cải thiện thu nhập cho giảng viên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu thập được một số phản hồi của hồi của học viên: trong đó đều mong muốn tham gia học chuyên sâu, nhất là do các thầy cô của khoa giảng dạy và được cấp chứng chỉ.

Trong bài báo này chúng tôi xin phép đưa ra bàn luận sâu hơn về khó khăn, thuận lợi đối với việc tổ chức các khóa học chuyên sâu. Đầu tiên chúng tôi đưa ra giả thiết rằng: Việc học chuyên sâu là cần thiết với mỗi bác sỹ làm lâm sàng để nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn. Việc học đó nếu được tổ chức một cách có hệ thống, quy phạm thì học viên sẽ tiếp thu tốt nhất kiến thức, kỹ năng. Hơn nữa chúng tôi cũng tin tưởng rằng học viên đã được đào tạo tại trường sẽ có những ấn tượng sâu đậm về nơi họ được đào tạo, gắn bó 6 năm học. Với cơ sở đào tạo cụ thể là khoa Răng Hàm Mặt - trường Đại học Y- Dược với ưu thế về: đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, phân công theo từng chuyên ngành cụ thể sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn trong hình thức đào tạo này. Thêm nữa khoa Răng Hàm Mặt được trang bị hệ thống máy móc, dụng cụ cơ bản để cho những khóa học nền tảng. Hiện nay các bác sỹ lâm sàng cần có chứng chỉ đào tạo liên tục hàng năm để chứng minh cải thiện tay nghề và với một cơ sở đào tạo chính quy sẽ đủ điều kiện để cấp. Về khó khăn: Máy móc, thiết bị của khoa chủ yếu để đào tạo kiến thức cơ sở ngành nên khi cần đào tạo theo lĩnh vực chuyên sâu cần có sự đầu tư về máy móc, dụng cụ,.. để đáp ứng được nhu cầu thực hành của học viên. Trang thiết bị hiện có của cơ sở đào tạo (viện trường)chưa đáp ứng được yêu cầu điều trị chất lượng cao trên bệnh nhân và thực tế số bệnh nhân điều trị chất lượng cao rất ít. Mỗi khóa đào tạo ngắn hạn càn có sự nỗ lực của đội ngũ giảng dạy, đội ngũ hộ trợ để có nội dung chất lượng.

Giải pháp: Đầu tiên các cấp quản lý cần nhanh chóng xúc tiến việc mở lớp, trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc ở đâu thì sẽ giải quyết dựa theo vấn đề thực tế. Tăng cường quảng cáo đối với cơ sở đào tạo, trang bị máy móc kỹ thuật để bước đầu thực hiện trên bệnh nhân đến với viện trường.

Do các yếu tố khách quan tỷ lệ trả lời của chúng tôi thấp tuy nhiên chúng tôi vẫn khảo sát dựa theo tỷ lệ trả lời vì theo nhóm nghiên cứu của chúng tội những học viên phản hồi là những học viên có quan tâm và có nhu cầu học thực sự tại nơi mà họ đã và đang học cho nên những phản hồi này là những số liệu quý giá đối với nhóm nghiên cứu. Thời gian chúng tôi tiến hành nghiên cứu là thời gian trong nước tình hình dịch Covid đang diễn ra căng thẳng nên đề tài của chúng tôi hoàn toàn diễn ra theo hình thức online để tránh việc tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng nghiên cứu. Với đối tượng sinh viên chúng tôi có thể đánh giá chính xác được tỷ lệ phản hồi tuy nhiên do tính chất khách quan của nghiên cứu chúng tôi không thu thập số liệu đó, việc trả lời hoàn toàn theo tinh thần tự nguyện của sinh viên. Đối với học viên các khóa từ K1 đến K7 tuy hết thời gian niên khoá nhưng thực tế còn nhiều học viên chậm tốt nghiệp vì nhiều lý do cá nhân, chúng tôi không khai thác sâu. Chúng tôi gọi điện tới cán bộ lớp của các khóa nói rõ mục đích và mong muốn của nghiên cứu và nhờ các học viên tham gia vào nghiên cứu. Các cán bộ lớp sẽ gửi toàn bộ link khảo sát và thư gửi(trong thư nói rõ mục đich nghiên cứu cũng như gửi lời cảm ơn các bạn dã đóng góp cho nghiên cứu) đến các thành viên trong lớp có thể liên lạc được. Kết quả phản hồi sẽ được thống kê hoàn toàn trên phần mềm hỗ trợ của driver.

Hạn chế của đề tài là chúng tôi chỉ dừng ở mức độ khảo sát, trong đề tài chúng tôi khảo sát nhu cầu của người học và những yêu cầu liên quan tới việc học như: Tỷ lệ lý thuyết trên thực hành, thời gian học... Đề tài là một trong những công cụ giúp các nhà quản lý định hình được nhu cầu thực tế của người học tại thời điểm khảo sát từ đó có thể đưa ra khóa học ngắn hạn phù hợp với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ phản hồi thấp. Nhiều lý do dẫn đến tỷ lệ tham gia thấp như: Mất liên lạc với học viên cũ, phiếu khảo sát không được chuyển đúng địa chỉ, thư bị chuyển vào thư rác, trôi tin nhắn,…Bảng khảo sát của chúng tôi được thực hiện trên tinh thần tự nguyện học viên sau khi nhận được học viên có quyền phản hồi hoặc không đưa ra phản hồi

KẾT LUẬN

Lĩnh vực mà người học muốn chuyên sâu chủ yếu chỉnh nha 54,8%, phục hình (46,4%) 84% người học muốn học nâng cao tay nghề bằng các khóa ngắn hạn có cấp chứng chỉ. Thời gian học linh động miễn là có thông báo trước 60,7%. Tỷ lệ lý thuyết/ lâm sàng được kỳ vọng là 1/2(69%).

KHUYẾN NGHỊ

Nhà quản lý xây dựng các khóa đào tạo chuyên sâu ngắn hạn, chuyên sâu về các lĩnh vực: Chỉnh nha, phục hình, tỷ lệ lý thuyết/ lâm sàng là 1/2

Tài liệu tham khảo

1. Bô Y tế (2013), Thông tư hướng dẫn về đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, Quyết định số 22/2013/TT-BYT ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng BTY, Hà Nội.

2. Bộ Y tế(2020), Thông tin sửa đổi ,bổ sung một số điều của thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bô y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán Bộ y tế, Hà Nội.

3. Bộ y tế(2019), Công văn số 4921/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế ngày 23/08/2019 về việc hướng dẫn đào tạo cấp chứng chỉ, Hà Nội.

4. Wikipedia, Nhu cầu, [online] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u

5. , Nguyễn Hưng Hòa, Phan Hoàng Trọng, Nguyễn Văn Chinh. Khảo sát nhu cầu học tiếng anh chuyên ngành của sinh viên tại bộ môn Gây mê hồi sức. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 19(5), 226-229(2015).

6. Nguyễn Tư Hậu. Nhu cầu và thực trạng học kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học khoa học, Đại học Huế hiện nay. Luận văn thạc sỹ xã hội học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, (2014).7. Mohammad Kamal and Mohammad Abdulwahab (2021), Self- confidence in oral and maxillofacial surgery: a cross sectional study of undergraduate dental students at Kuwait University, [online]

7. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8028218/[2021 Apr 7].

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại-NoDerivatives 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược